Người nước ngoài có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?

Luật sư Hồng Hải
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cơ quan tôi có một người Ấn Độ đã làm việc và sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Do đang phải thuê nhà ở xa trung tâm và chi phí cũng khá cao nên chị muốn mua nhà ở xã hội để ở có được không? Nguyễn Thu Huyền (Cầu Giấy - Hà Nội)

 Người nước ngoài có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội? - ảnh 1

Ảnh minh họa

Trả lời:

Người nước ngoài, theo khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, “là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”.

Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu).

Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: “Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này”.

Cụ thể, theo Điều 49 của Luật này, các đối tượng đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội bao gồm:

“1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở”.

Tóm lại, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở nêu trên. Đồng nghĩa, người nước ngoài không thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ này.

Thêm nữa, Điều 159 của Luật này quy định đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

“1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ”.

Như vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại (căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ) và không bao gồm nhà ở xã hội.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đèo bòng

Đèo bòng

(PNTĐ) - Mấy cô bạn thân thường bảo chị: “Chồng mày thì được chứ em chồng thì quá chán. Mày sau này là nặng nợ với nhà đó lắm đấy”. Cũng vì thế mà chị đã có sẵn ác cảm với em chồng, lúc nào cũng chỉ muốn “né” càng xa càng tốt.
Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

Giúp cha mẹ hiểu về sơ cứu

(PNTĐ) - Trong cuộc sống hằng ngày, những tình huống nguy hiểm vẫn thường xảy ra. Tuy nhiên, nhiều tình huống bị bỏ qua hoặc không được xử lý đúng do sự chủ quan hoặc thiếu kiến thức và kỹ năng, ngay cả khi đó là những tình huống khẩn cấp về sức khỏe.
Căn cứ để giao con cho bố hoặc mẹ khi ly hôn

Căn cứ để giao con cho bố hoặc mẹ khi ly hôn

(PNTĐ) - Tôi lấy chồng được 5 năm và có một cháu trai 3 tuổi. Do bị chồng bạo hành nên tôi quyết định ly hôn. Xin hỏi, điều kiện để tòa án giao con cho người mẹ nuôi thì cần những gì? Tôi có thể yêu cầu tòa án hạn chế quyền nuôi con của chồng tôi không?                                 Nguyễn Hoài Thương,quận Hoàng Mai
HOA TẦM XUÂN

HOA TẦM XUÂN

(PNTĐ) - Bế Kiến Quốc (1949 - 2002) quê Nam Định, sống cuộc đời giản dị, chân thành, là nhà thơ rất nổi tiếng. Ông có năng khiếu làm thơ từ sớm, từng đạt giải của báo Văn nghệ về thơ khi đang là sinh viên. Thơ ông nhiều bài đạt tới "độ trong của tâm hồn, độ lắng của cảm xúc"; "Hoa tầm xuân" là một sáng tác như thế. Bài thơ tái hiện bức tranh chiều quê yên bình, thanh nhã, tâm trạng bâng khuâng nhung nhớ biểu hiện tình yêu quê hương sâu lắng của tác giả.
Năm đó, tôi 16 tuổi

Năm đó, tôi 16 tuổi

(PNTĐ) - Năm 2002, tôi 16 tuổi, độ tuổi mà tôi đã có thể đọc, đọc thuộc lòng và học hỏi nhiều kiến thức ở trường. Tuy nhiên, lúc đó tôi không nghĩ vậy nên tôi chọn cách bỏ học, điều tôi khao khát trong lòng chính là thế giới bên ngoài, nơi tôi có thể tránh xa những bài tập chết tiệt mà ngày nào tôi cũng không thể làm xong và giành được tự do của một người trong xã hội mà không bị gò bó.