Quyền bầu cử đối với người bị cách ly tại nhà

Chia sẻ

Đối với những người đang thực hiện cách ly y tế tại nhà sẽ được Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ đến nơi cư trú để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bỏ phiếu. Quá trình thực hiện phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.

Câu hỏi
Tôi là cử tri tại huyện Thường Tín, nhưng đến ngày bầu cử thì tôi đang trong thời gian thực hiện việc cách ly y tế tại nhà, vậy tôi sẽ thực hiện quyền bầu cử như thế nào? Xin cảm ơn quý Báo!

Bạn đọc xã Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Nội)

Quyền bầu cử  đối với người bị cách ly tại nhà - ảnh 1

Trả lời
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 29 và khoản 1 Điều 30 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên không thuộc trường hợp người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri. Có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri nơi mình thường trú hoặc tạm trú. Bầu cử còn là quyền và nghĩa vụ của công dân, bởi vậy, đối với những trường hợp công dân bị cách ly y tế tại nhà thì cơ quan có thẩm quyền bảo đảm thực hiện quyền bầu cử của công dân.

Tại điểm h khoản 2 Điều 9 Thông tư số 01/2021/TT-BNV ngày 11/1/2021 của Bộ Nội vụ hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 quy định như sau:

Điều 9. Các công việc thực hiện trước ngày bầu cử của Tổ bầu cử

...
2. Tổ bầu cử thực hiện việc rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các loại phương tiện vật chất - kỹ thuật phục vụ ngày bầu cử, bao gồm:

h) Danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu, trong đó cần xác định rõ số cử tri là người ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể trực tiếp đi bỏ phiếu; người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng; người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ; người đang bị cách ly xã hội tập trung tại các cơ sở điều trị Covid-19 hoặc các địa điểm cách ly tập trung khác và người đang bị cách ly tại nhà (nếu có); những khu vực bị chia cắt do thiên tai, lũ lụt để có kế hoạch đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho những cử tri này nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Tại mục 2 Hướng dẫn số 234/HĐBCQG-TBVBPLTTT ngày 13/4/2021 của Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn việc lập danh sách cử tri và phương án thực hiện bỏ phiếu đối với các trường hợp đang cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 và tại các địa phương có dịch bệnh phát sinh quy định như sau:

Trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử rà soát, kiểm tra kỹ danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu, xác định cụ thể các cử tri thuộc trường hợp đang thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà cùng các trường hợp khác không thể đến phòng bỏ phiếu theo quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, điểm h khoản 2 Điều 9 Thông tư số 01/2021/TT-BNV ngày 11/01/2021 của Bộ Nội vụ hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 để có kế hoạch chuẩn bị phiếu bầu cử và mang hòm phiếu phụ đến cơ sở cách ly tập trung, nơi ở, nơi lưu trú của cử tri hoặc địa điểm thuận tiện khác để cử tri thực hiện quyền bầu cử, có biện pháp thích hợp như niêm yết, phát thanh, thông báo hoặc gửi thông tin về danh sách chính thức những người ứng cử để cử tri đang thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà có đủ thông tin để lựa chọn người xứng đáng làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đến ngày bầu cử, Tổ bầu cử cử người mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử đến cơ sở cách ly tập trung hoặc nơi ở, nơi lưu trú của cử tri đang thực hiện cách ly tại nhà hoặc địa điểm thuận tiện khác để cử tri nhận phiếu bầu cử và thực hiện việc bỏ phiếu.

Việc phát phiếu bầu cử cho cử tri và tổ chức để cử tri bỏ phiếu phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật về bầu cử, đồng thời phải bảo đảm đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của địa phương.

Sau khi cử tri hoàn thành việc bỏ phiếu, thành viên Tổ bầu cử phải thực hiện việc khử khuẩn hòm phiếu phụ và mang ngay hòm phiếu phụ về phòng bỏ phiếu theo quy định.

Như vậy, đối với bạn và những người đang thực hiện cách ly y tế tại nhà sẽ được Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ đến nơi cư trú để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bỏ phiếu. Quá trình thực hiện phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

Tin cùng chuyên mục

Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

Góp sức đưa xã đảo thành điểm du lịch xanh

(PNTĐ) - Xã đảo Minh Châu là nơi bao đời nay người dân sống dựa vào nghề chăn nuôi với những chuồng trại lợn, bò, mùi hôi từ chất thải gia súc. Và rồi, có một người phụ nữ nhỏ nhắn đang mạnh dạn góp sức để biến Minh Châu thành một điểm du lịch xanh, sạch trong tương lai. Đó chính là bà Ngô Thị Thanh Vân – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ và Dịch vụ Bảo vệ môi trường Minh Châu Organic Farm.
Sống xanh ở Thủ đô

Sống xanh ở Thủ đô

(PNTĐ) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, sống xanh đã trở thành xu hướng tích cực lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là ở giới trẻ. Từ việc hạn chế sử dụng đồ nhựa, chọn phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, đến việc tham gia các hoạt động tình nguyện vì thiên nhiên – những hành động tưởng chừng nhỏ bé ấy lại đang góp phần xây dựng một Thủ đô Hà Nội ngày một xanh.
Báo động tội phạm “trẻ hóa”

Báo động tội phạm “trẻ hóa”

(PNTĐ) - Tình trạng tội phạm trẻ hóa đang diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng và phức tạp, đáng lo ngại là các vụ phạm tội nghiêm trọng liên quan đến thanh thiếu niên. Đây là vấn đề cần được quan tâm, bởi nó không chỉ gây ra tác động tiêu cực đến cá nhân người phạm tội, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến gia đình và cộng đồng xung quanh.