Sử dụng thuốc uống bù nước và điện giải đúng cách cho trẻ

Ths. Ds Nguyễn Nguyệt Minh (Khoa Dược, bệnh viện Nhi Trung ương)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời tiết thay đổi, nhất là nắng nóng dễ dẫn tới nguy cơ trẻ mất nước, mất muối do ra mồ hôi, tiêu chảy… Ứng phó tình trạng trên, nhiều bố mẹ cho trẻ dùng các sản phẩm bù nước, bù điện giải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng các sản phẩm này.

Tại sao trẻ cần sử dụng thuốc uống bù nước và điện giải?

Sự cân bằng muối và nước rất quan trọng để cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Trong một số trường hợp, mất nước sẽ gây nguy hiểm, đặc biệt trên trẻ nhỏ do khó nhận biết được các dấu hiệu mất nước. Thuốc uống bù nước và điện giải không điều trị tiêu chảy nhưng giúp thay thế muối và nước đã mất, do đó giảm tác động của tình trạng cơ thể mất nước.

Dấu hiệu trẻ ở trạng thái mất nước

Khi trẻ có các dấu hiệu sau, cha mẹ nên nghĩ đến nguy cơ thiếu nước: Trẻ nhỏ dùng ít bỉm hơn, bỉm nhẹ hơn bình thường hoặc trẻ lớn tiểu ít hơn bình thường (tiểu ít hơn so với bình thường 2-3 lần mỗi ngày); trẻ ít vận động hơn bình thường, uể oải, buồn ngủ; khô miệng; khóc không có nước mắt; vết lõm mềm trên đỉnh đầu trẻ.

Khi nào nên dùng thuốc bù nước và điện giải?

Thuốc uống bù nước và điện giải nên được dùng sau mỗi lần trẻ tiêu chảy.

Lượng thuốc nên dùng cho trẻ

Bác sĩ sẽ quyết định lượng thuốc (liều dùng) phù hợp cho trẻ. Nếu bạn mua từ nhà thuốc, liều dùng có trên nhãn gói thuốc. Khuyến khích trẻ uống cho đủ liều được khuyến cáo.

Thuốc nên được dùng như thế nào?

Bột pha uống: Mở gói, đổ lượng bột chứa trong gói vào 200 ml nước đun sôi để nguội. Khuấy đều để bột thuốc tan hết trong nước. Đảm bảo rằng trẻ uống đủ liều. Nếu trẻ không thể uống hết trong 1 lần, cho trẻ uống tiếp sau 30 phút. Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ bằng thìa hoặc dùng ống hút nếu cần thiết.

Nếu để ở nhiệt độ phòng, dung dịch đã pha sau 1 giờ cần loại bỏ. Nếu bảo quản dung dịch đã pha trong tủ lạnh, có thể dùng trong vòng 24 giờ.

Sử dụng thuốc uống bù nước và điện giải đúng cách cho trẻ - ảnh 1
Ảnh minh họa

Sau khi uống bao lâu, thuốc sẽ có tác dụng?

Thuốc bù nước và điện giải sẽ có hiệu quả nhanh chóng và tình trạng mất nước sẽ được cải thiện trong vòng 3 đến 4 giờ.

Làm gì nếu trẻ bị nôn?

Thông thường, trẻ có thể buồn nôn đi kèm với tiêu chảy do viêm dạ dày ruột. Nếu trẻ buồn nôn kèm tiêu chảy, việc đưa một lượng lớn dịch vào cơ thể dễ khiến trẻ bị nôn. Vì vậy, đảm bảo bù đủ nước và điện giải cho trẻ bằng cách chia thành nhiều lần uống, mỗi lần uống một lượng nhỏ (10-20 ml mỗi 5-10 phút).

Nếu trẻ bị nôn trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cho trẻ uống lại.

Nếu trẻ nôn sau 30 phút uống thuốc, không cần cho trẻ uống lại cho đến khi trẻ đi ngoài lần tiếp theo.

Làm gì nếu quên cho trẻ uống thuốc?

Cho trẻ uống liều kế tiếp ngay khi bạn nhớ ra.

Làm gì nếu tôi cho trẻ uống quá liều?

Bạn sẽ không làm hại trẻ nếu cho uống nhầm 1 liều thuốc.

Có thể cho trẻ uống các thuốc khác cùng lúc với thuốc bù nước và điện giải không?

Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ uống bất kì thuốc nào khác, bao gồm cả thuốc có nguồn gốc thảo dược hoặc thực phẩm chức năng.

Các lưu ý khác

Nếu trẻ không uống được thuốc bù nước và điện giải, cho trẻ uống nước (nước đun sôi để nguội với trẻ từ 1 tuổi trở xuống) hoặc nước hoa quả. Liên hệ với bác sĩ nếu trẻ không uống bất kì loại nước nào.

Trong 24 giờ đầu tiên với trẻ nhỏ bị tiêu chảy, tốt nhất cho trẻ bú sữa mẹ. Với trẻ lớn hơn, hạn chế đồ ăn rắn hoặc sữa trong vòng 24 giờ vì có thể khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn. Nếu tình trạng trẻ cải thiện hơn, có thể cho trẻ uống nước và nước hoa quả như bình thường, tiếp tục dùng thuốc bù nước và điện giải sau mỗi lần đi ngoài.
Sau 24 giờ, nếu tình trạng tiêu chảy của trẻ được cải thiện, việc ăn uống có thể như bình thường. Trẻ có thể vẫn bị tiêu chảy nhẹ kéo dài đến 1 tháng sau khi mắc viêm dạ dày, ruột.

Chỉ nên dùng nước để pha thuốc uống bù nước và điện giải, không dùng sữa hay nước hoa quả và không bao giờ thêm đường hay muối vì thuốc uống bù nước và điện giải chứa một lượng chính xác muối và nước phù hợp nhất với cơ thể.

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.