Thừa kế và truất quyền thừa kế

Luật sư: Trần Thu Thủy
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Câu hỏi
Gia đình tôi có 4 người con, bố tôi mất đi không để lại di chúc. 3 người anh em của tôi sau khi thỏa thuận với mẹ tôi về việc chia tài sản thừa kế nhưng không hài lòng, họ đã bức xúc hành hung mẹ tôi để đòi đòi quyền thừa kế. Sau đó họ đã bị công an tạm giữ. Xin hỏi, với hành vi đó các anh chị em của tôi có bị truất quyền thừa kế không?

Nguyễn Thị Hoa (Hưng Yên) 

Thừa kế và truất quyền thừa kế - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời: 

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” 

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những quy định của pháp luật về quyền thừa kế là vậy, nhưng không phải tất cả những trường hợp đều được hưởng theo nội dung của những quy định đó. Thời gian gần đây, có những vụ án quanh chuyện thừa kế làm rúng động xã hội không chỉ vì mang tính chất côn đồ, mà còn băng hoại đạo đức, trái với luân thường đạo lý, bất hiếu với cha mẹ - là những người đã sinh thành và nuôi dưỡng họ thành người. Những người con hành xử với cha mẹ như vậy lại là những người đã từng được cha mẹ nuôi cho học hành tử tế, dựng vợ gả chồng và có công việc ổn định, thậm chí không hề bị  thiếu thốn về vật chất; Sự băng hoại đạo đức khiến lòng tham nổi lên, làm họ quên hết đạo làm con, hành xử côn đồ với ngay chính những người sinh thành ra mình, khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản trong những trường hợp sau:

Điều 621: 

“1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc”

Trong trường hợp trên, lẽ ra khi người cha mất đi không để lại di chúc, thì tất cả 4 anh chị em bạn đều sẽ được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật, nghĩa là phần di sản của người cha sẽ được chia đều cho mẹ và 4 anh chị em. Hoặc mọi người cùng thỏa thuận về việc chia di sản thừa kế đó. Nhưng rất tiếc, thỏa thuận đó đã không đạt được, sự hài lòng của người này lại trở thành sự phẫn nộ của người kia, do vậy mà phát sinh mâu thuẫn và xảy ra sự việc đáng lên án cho hành vi của các anh chị em bạn. Hành vi bất hiếu và côn đồ đó của các anh chị em bạn sẽ bị pháp luật trừng trị. Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người coi thường pháp luật, vì lợi mà coi thường chữ hiếu dẫn đến hành động một cách mù quáng. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những hình phạt thích đáng.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.