Tốc độ tối đa cho xe cơ giới khi tham gia giao thông

Luật sư Trần Thu Thủy
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Câu hỏi
Tôi làm nghề lái xe tải. Cách đây ít hôm, khi trời vẫn chưa sáng, có sương mù, do tầm nhìn bị hạn chế nên qua chỗ ngã tư giao cắt trên đường Tố Hữu, một chiếc xe bán tải đã đâm vào xe của tôi sau đó đâm luôn vào một chiếc xe ô tô đang chở rác. Hậu quả vụ tai nạn khiến 2 trong 3 chiếc xe đều bị hư hỏng nặng, rất may là không xảy ra chết người. Khi công an đến giải quyết, tôi có thấy công an nhắc đến tốc độ khi xảy ra tai nạn. Tôi không là người trực tiếp gây ra tai nạn, nhưng lại vi phạm tốc độ. Vậy cho tôi biết quy định về tốc độ tối đa cho xe cơ giới, các trường hợp bị hạn chế tốc độ trên các cung đường?

Chương Văn Viết (Thanh Trì, Hà Nội)

Trả lời

Điều 6 của Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 quy định về tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Tốc độ tối đa cho xe cơ giới khi tham gia giao thông - ảnh 1

Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc: 

Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120km. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, ở nơi có biển báo “cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau;
- Với vận tốc từ 60km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 35m;

- Với vận tốc dưới 60km/h đến dưới 80km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m;

-  Với vận tốc từ 80km/h đến dưới 100km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m

- Với vận tốc từ 100km/h đến dưới 120km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
 Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe tham gia giao thông như đã nêu ở trên.

Ngoài các quy định trên, thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông; người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn các trường hợp như: Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường, tầm nhìn hạn chế, đường quanh co, đường đèo dốc, hẹp, qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người, khu vực đông dân cư, khu vực đang thi công, hiện trường có tai nạn, khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật, qua đường... và một số trường hợp khác được quy định tại Điều 5 của Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.