Trẻ em gái cần được yêu thương, chăm sóc

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đặc biệt là trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em gái để tạo dựng một môi trường sống lành mạnh, an toàn, giúp các em phát triển tốt nhất về cả thể chất lẫn tinh thần, tự tin khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

Giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Trong số 2.140 trẻ em trên địa bàn phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), thì trẻ em gái chiếm 43%. Mỗi năm, toàn phường có khoảng 120 trẻ em sinh ra. Cùng với quá trình đô thị hóa, kinh tế phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân đã được nâng cao. Nhận thức của người dân tiến bộ, nhất là nhận thức về sinh con trai, con gái. Những năm qua, để từng bước giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Ban chỉ đạo Dân số và Phát triển phường Thượng Cát đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ và trẻ em gái; thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc gia đình trẻ em. Phường tích cực tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, gắn với Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em, Luật Phòng chống mua bán người; tổ chức tốt các hoạt động đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em gái, tư vấn, cung cấp kiến thức về giới tính, về chăm sóc sức khỏe, kiến thức về bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em.

Công tác tuyên truyền được triển khai bằng nhiều hình thức, tuyên truyền trực quan bằng pa nô, khẩu hiệu, tờ rơi; thường xuyên có các tin, bài trên hệ thống truyền thanh của phường; phối hợp với các hội đoàn thể tuyên truyền lồng ghép qua các hội nghị, các buổi họp từ phường tới cụm dân cư, tuyên truyền trực tiếp qua đội ngũ cán bộ và cộng tác viên dân số.

Thông qua việc truyền thông, người dân đã nhận thức được những hậu quả, hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh; từ đó dần thay đổi nhận thức, tư tưởng lạc hậu vể sinh con trai, con gái, tiến tới sinh con theo quy luật tự nhiên.

Trẻ em gái cần được yêu thương, chăm sóc - ảnh 1
Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương tặng quà động viên các trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi tại huyện Phú Xuyên, tháng 10/2024.

Tại hội nghị biểu dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình thực hiện tốt chính sách dân số quận Bắc Từ Liêm, Phó trưởng ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển quận Bắc Từ Liêm, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Văn Tý cho biết, tại quận Bắc Từ Liêm, tỷ số giới tính khi sinh trong 10 năm trở lại đây đã giảm (từ 115 bé trai/100 bé gái năm 2011 giảm xuống còn 113 bé trai/100 bé gái (năm 2023). 9 tháng đầu năm 2024, tỷ số giới tính đang ở mức 111 bé trai/100 bé gái.

Đánh giá tình hình dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy, bà Trịnh Thị Lục, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy cho biết, tỉ số giới tính khi sinh của quận Cầu Giấy đã giảm dần từ 110 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2021 xuống còn 109 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2022 và 2023. Năm 2024, tỉ số giới tính khi sinh của toàn quận ước là 109 trẻ trai/100 trẻ gái. Để thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, hằng năm, quận Cầu Giấy tổ chức hàng trăm buổi truyền thông kiến thức sức khỏe sinh sản cho các đối tượng là trẻ em gái vị thành niên, thanh niên; tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các đoàn viên thanh niên, truyền thông về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cho học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông... Những hoạt động này nhận được sự hưởng ứng tích cực từ đông đảo các bạn học sinh đang ngổi trên ghế nhà trường.

Tại huyện Phú Xuyên, ông Nguyễn Mạnh Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác Dân số và phát triển huyện cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, tỉ số giới tính là 110,2 trẻ trai/100 trẻ gái, giảm hơn so với cùng kỳ năm trước. Huyện Phú Xuyên đã triển khai nhiều hoạt động như: Triển khai các mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên; truyền thông về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các đối tượng là trẻ em gái vị thành niên, thanh niên, tuyên truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các đoàn viên thanh niên, truyền thông về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cho học sinh.

Hằng năm, từ huyện đến các xã, thị trấn đều tổ chức truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 bằng nhiều hình thức như: Truyền thông lưu động, tuyên truyền cổ động trực quan... Ngoài ra, huyện còn tổ chức truyền thông bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, cấp phát tờ rơi, sách mỏng tuyên truyền về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh…

Trẻ em gái cần được yêu thương, chăm sóc - ảnh 2
Trẻ em gái cần được quan tâm, yêu thương để phát triển toàn diện. 

Nhiều mô hình nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em

Nhiều năm nay, thành phố Hà Nội luôn quan tâm và coi trọng công tác dân số và phát triển. Hiện nay, Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác dân số - KHHGĐ chuyển hướng sang dân số và phát triển.

Nhiều mô hình với các hoạt động nhằm nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái được triển khai trên địa bàn thành phố như: Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... Đầu tư cho trẻ em gái là đầu tư cho ổn định, thinh vượng và hạnh phúc. Toàn thành phố đã và đang quan tâm đến các biện pháp đầu tư chăm sóc giáo dục yêu thương cho trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế cho trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn Thủ đô.

Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp giảm tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên vào cuối năm 2025 và tập trung nâng cao chất lượng dân số Thủ đô. Ông Vũ Duy Hưng, Chi Cục trưởng Chi Cục Dân số Hà Nội nhấn mạnh: Trẻ em gái được quan tâm giáo dục tốt sẽ tạo sự phát triển tốt trong tương lai. Do đó, cần đầu tư chăm sóc, yêu thương chia sẻ, giúp đỡ trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một việc làm hết sức nhân văn cho trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng mà lãnh đạo cấp Uỷ, chính quyền thành phố Hà Nội luôn hướng tới. “Năm 2024, Thành phố tiếp tục biểu dương 100 trẻ em gái chăm ngoan học giỏi trên địa bàn huyện Phú Xuyên, truyền thông tại quận Cầu Giấy và huyện Thanh Trì. Các quận huyện khác cũng tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao vai trò của trẻ em gái, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh…” – Chi cục trưởng Chi cục Dân số Hà Nội Vũ Duy Hưng cho biết.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền thành phố, cơ quan chuyên môn và các địa phương nên 9 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn thành phố, tỷ số giới tính khi sinh là 112 trẻ trai/100 trẻ gái. Dự kiến cuối năm không quá 111 trẻ trai/100 trẻ gái. Toàn thành phố đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến thực hiện tốt chính sách dân số. Quan niệm “dù gái hay trai chỉ hai là đủ” đã trở nên quen thuộc đối với hầu hết gia đình. Những cuộc gặp mặt, biểu dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình thực hiện tốt chính sách dân số đã tạo được sự lan toả trong các gia đình có trẻ em gái sinh con một bề.

Trẻ em gái là tương lai, là niềm hy vọng cho một thế giới tốt đẹp hơn. Mỗi em gái đều có quyền được học tập, được yêu thương, được bảo vệ và phát triển toàn diện. Một xã hội hiện đại, một môi trường sống văn minh là khi mỗi cá nhân đều nhận được sự tôn trọng và đối xử công bằng dù là bé trai hay bé gái. Một ngôi trường hạnh phúc nhất định là nơi mà các em học sinh, dù là nam hay nữ đều sẽ được trân trọng, yêu thương.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gắn kết gia đình từ những chiếc bánh

Gắn kết gia đình từ những chiếc bánh

(PNTĐ) - Hôm vừa rồi, tiệm bánh của chị Hòa có cô bé đến mua bánh. Thấy chị đeo tạp dề, gắp bánh, xếp vào hộp cứ thoăn thoắt, bánh lại đẹp mê li, cô bé xuýt xoa, “em cũng muốn có tiệm bánh giống chị”. Mẹ chị Hòa đang phụ con gái mới quay qua bảo: “Ngày xưa, nó thấy bố mẹ không bao giờ mua bánh cho, nên bây giờ bỏ cả cái bằng thạc sỹ để làm bánh đấy cháu ạ!”.
Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

(PNTĐ) - Theo thống kê, thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 1,62 tỷ người, chiếm khoảng 24,8% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các nước đang phát triển và ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai.
Những phụ nữ với tình yêu nguồn cội

Những phụ nữ với tình yêu nguồn cội

(PNTĐ) - Truyền thống yêu nước nồng nàn, trí thông minh, sáng tạo, lòng nhân ái và đức hy sinh cao cả chính là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Thủ đô nói riêng. Ngày nay, dù ở bất kỳ hoàn cảnh và vị trí lao động, công tác nào, cũng đều không khó để bắt gặp được những người phụ nữ luôn phát huy cao giá trị truyền thống và phẩm chất tốt đẹp đó.
Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt

Dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt

(PNTĐ) - Hiện nay, Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác dân số - KHHGĐ chuyển hướng sang dân số và phát triển. Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên, đặc biệt là các bé gái được quan tâm hơn. Có được kết quả đó, cùng với các chính sách của Thành phố, còn phải kể tới việc nâng cao nhận thức của người dân ngay từ trong gia đình