Vì sao phụ nữ hiện đại nên cân nhắc việc trữ đông trứng?

BS Nguyễn Liên Phương Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đông lạnh noãn (hay trữ trứng) là kỹ thuật nhằm bảo quản lạnh tế bào trứng để nhằm mục tiêu sử dụng trong tương lai, khi mà người phụ nữ đó chưa có ý định mang thai ngay tại thời điểm thực hiện kỹ thuật trữ đông trứng.

Các tế bào trứng được làm lạnh sâu và bảo quản trong ni-tơ lỏng, với thời gian có thể lên đến hàng chục năm. Sau đó, khi bệnh nhân có nhu cầu sử dụng, số trứng này sẽ được rã đông, cho thụ tinh với tinh trùng (của người chồng hoặc người hiến tặng) tạo thành phôi, và được chuyển vào cơ thể người phụ nữ đế mang thai.

Độ tuổi nào trứng bắt đầu suy giảm?

Độ tuổi sinh sản lý tưởng nhất của người phụ nữ là trong độ tuổi 20 và những năm đầu của tuổi 30, khi mà số lượng tế bào trứng vẫn còn nhiều và chất lượng trứng vẫn còn tốt. Khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm trước khi mãn kinh, mặc dù chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ vẫn đều đặn thì sự thật là chức năng buồng trứng của họ đã dần suy giảm, đặc biệt là khi bước qua ngưỡng tuổi 40.

Trong độ tuổi sinh sản, hai buồng trứng của người phụ nữ chứa tới hàng trăm nghìn tế bào trứng chưa trưởng thành. Mỗi vài tuần thì một lượng tế bào trứng nhất định sẽ được chiêu mộ, và thường thì chỉ một tế bào trứng phát triển được đến giai đoạn nang trứng chín và rụng. Khi người phụ nữ lớn tuổi hơn, thường là đến độ tuổi 50 thì số lượng tế bào trứng chưa trưởng thành ở hai buồng trứng sẽ dần cạn kiệt và quá trình này sẽ dừng lại.

Vì sao phụ nữ hiện đại nên cân nhắc việc trữ đông trứng? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Mỗi bệnh nhân nên đông lạnh bao nhiêu trứng

Rất khó để đưa ra một con số chính xác cho câu hỏi này cần bao nhiêu trứng để có được một em bé sinh sống khỏe mạnh bình thường trong tương lai? Các chuyên gia hỗ trợ sinh sản chỉ có thể đưa ra lời khuyên cho từng trường hợp bệnh nhân khác nhau.

Chất lượng trứng là một yếu tố chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua các thông số khác nhau như tuổi tác, định lượng dự trữ buồng trứng AMH, số lượng nang noãn thứ cấp AFC, nồng độ hormon Estrogen, tình trạng sức khỏe hiện tại, bệnh lý nền...

Tùy từng trường hợp, dựa theo các thông số tiên đoán về chất lượng trứng, tình trạng bệnh lý nền, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp cũng như phác đồ kích thích buồng trứng cho từng bệnh nhân.

Con số mong đợi cho một chu kỳ kích thích buồng trứng trên một bệnh nhân thường là từ 10 đến 15 trứng, số lượng trứng thu được càng nhiều thì càng tăng khả năng thành công trong tương lai. Do vậy, trên những bệnh nhân suy giảm dự trữ buồng trứng hoặc chất lượng trứng suy giảm do tuổi tác, có thể cân nhắc việc thực hiện nhiều chu kỳ kích thích thực hiện nhiều chu kỳ kích thích buồng trứng.

Ngoài lợi ích, trữ đông trứng có rủi ro gì

Mặc dù đông lạnh trứng được xem là một quy trình khá an toàn, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định, đến từ quá trình kích thích buồng trứng hoặc đến từ thủ thuật chọc hút noãn.

Quá kích buồng trứng là một biến chứng có thể xảy ra khi kích thích buồng trứng, khi mà nồng độ hormone trong cơ thể vượt ngưỡng sinh lý. Tuy nhiên, tỷ lệ bắt gặp của hội chứng này thấp (chỉ khoảng 5% bệnh nhân và 0,1-1% là quá kích buồng trứng nặng và cần phải nhập viện). Hiện nay đã có rất nhiều biện pháp để dự phòng hội chứng quá kích buồng trứng.

Thủ thuật chọc hút trứng mặc dù diễn ra dưới hướng dẫn của siêu âm và được thực hiện bởi các chuyên gia hỗ trợ sinh sản giàu kinh nghiệm, tuy nhiên có một tỷ lệ rất nhỏ các biến chứng có thể xảy ra, ví dụ như chảy máu nhiều, nhiễm trùng vùng chậu sau chọc hút hoặc phản ứng quá mức với thuốc gây mê, thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, tuy là một quá trình phức tạp, tốn kém và mất nhiều thời gian, đông lạnh trứng cũng không đảm bảo cho bệnh nhân tỷ lệ thành công tuyệt đối trong tương lai.

Vì vậy, đông lạnh trứng được khuyến cáo nên thực hiện sớm, trước khi số lượng trứng và chất lượng trứng suy giảm.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phim lịch sử, chiến tranh Việt Nam: Dấu ấn của ký ức và niềm tự hào

Phim lịch sử, chiến tranh Việt Nam: Dấu ấn của ký ức và niềm tự hào

(PNTĐ) - Điểm lại lịch sử điện ảnh Việt, dòng phim về chiến tranh tuy không sôi động nhưng mỗi tác phẩm đều để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, trở thành những bài học lịch sử sống động đi vào lòng người, nhắc nhở chúng ta không quên những năm tháng cha anh đã sống và chiến đấu như thế, không quên lịch sử nước nhà đã trải qua những gì để có cuộc sống hòa bình, êm ấm như hôm nay… Cũng vì vậy, chúng ta thật sự phấn chấn khi dòng phim chiến tranh đang “nở rộ” và được công chúng đón nhận nhiệt tình gần đây.
169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

(PNTĐ) - Khi đồng hồ điểm 8h30 sáng ngày 14/4 tại Texas, Mỹ, tên lửa New Shepard của công ty du hành vũ trụ Blue Origin rời bệ phóng, mang theo 6 người phụ nữ can đảm, đánh dấu chuyến bay có phi hành đoàn toàn nữ đầu tiên kể từ sau sứ mệnh của nữ phi hành gia Valentina Tereshkova năm 1963. Trong số đó, một cái tên khiến hàng triệu người Việt Nam tự hào: Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên chính thức bay vào vũ trụ.
Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

(PNTĐ) - Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.