Viết sách để chống lại kỳ thị sắc tộc

Chia sẻ

Thanh thiếu niên gốc Á thường có khuynh hướng tự ti hơn so với các nhóm sắc tộc khác ở Hoa Kỳ. Eva Chen, nữ văn sỹ người Mỹ gốc Á muốn thay đổi xu hướng đáng báo động này với “I Am Golden” (tạm dịch: “Tôi thật quý báu”).

Cuốn sách là sự đồng cảm, chạm tới trái tim của nhiều thế hệ thuộc cộng đồng người gốc Á tại Hoa Kỳ.

Mọi người đều xứng đáng được tôn vinh

Gia đình rất quan trọng đối với Chen, thông qua nhân vật Mei - cô gái trẻ luôn nỗ lực tìm cách để yêu bản thân hơn, Chen nhấn mạnh, dù bạn là ai và đến từ đâu, bạn đều xứng đáng được tôn vinh. Người gốc Á ở Hoa Kỳ nói chung, đặc biệt là phụ nữ luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nổi bật trong số đó là sự kỳ thị sắc tộc. Bằng những nỗ lực không mệt mỏi, Chen đã có sự nghiệp đáng mơ ước, là biên tập viên thời trang, sau là giám đốc phụ trách đối tác thời trang của Instagram.

“Mọi người nói nhiều về sự chấp nhận. Nhưng tôi luôn cảm thấy rằng, đối với trẻ em, đó là một thuật ngữ trung lập, trong khi điều mà chúng ta mong muốn là trẻ em luôn cảm thấy yêu bản thân và tự hào về cội nguồn của mình”, Chen chia sẻ.

Hình ảnh nhân vật Mei cưỡi một con rồng và cảm thấy hạnh phúc khi bỏ lại tất cả những chuyện tiêu cực phía sau để đón nhận con người thật của mình là hình ảnh mà nữ văn sỹ cho là “đắt” nhất và muốn lan toả tới mọi người qua cuốn sách. Cô mong rằng tất cả những định kiến về sắc tộc, màu da hay giới tính sẽ bị bỏ lại phía sau, thế giới chỉ còn niềm vui và sự bao dung giữa người với người.

Chen tại Met Gala năm 2021 ở New York.Chen tại Met Gala năm 2021 ở New York.

Thông qua “I Am Golden” Chen đã thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về giá trị bản thân, điều làm nên sự khác biệt của mỗi cá nhân. Cô nói với Vogue: “Chúng ta đang ở trong thời điểm mà sự giao thoa chính trị, văn hóa và trao quyền cho phụ nữ được đề cao. Vì vậy tôi muốn viết một cái gì đó lớn lao hơn là những “chuẩn mực công chúa” dành cho các bé gái”.

Quan điểm của Chen khi viết sách dành cho lứa tuổi thiếu nhi là không cần dùng quá nhiều từ mà sử dụng những từ “đắt”. Điều quan trọng nhất, theo cô, câu chuyện phải mang tính giáo dục hoặc có chứa một số bài học đạo đức nhất định. “Giúp người đọc cảm thấy tự hào về màu da cũng như nguồn gốc của bản thân là thông điệp lớn nhất mà tôi muốn truyền đạt trong các cuốn sách của mình”, Chen nói.

Viết từ trải nghiệm thực tế

Thông điệp “tự yêu bản thân” được cô đưa ra trong bối cảnh cộng đồng người Mỹ gốc Á bị theo dõi, quấy rối và bị bạo lực với tần suất ngày càng tăng kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19. Đối với Chen cũng như nhiều người khác, sự bắt đầu của đại dịch là một bước ngoặt lớn.

Lần đầu tiên khi nghe thuật ngữ “virus Trung Quốc”, nỗi sợ hãi đã xâm chiếm toàn bộ suy nghĩ. Cô tin rằng sẽ có những hành động thù ghét và bạo lực nhắm tới người lớn tuổi gốc Á ở New York và khu vực Bờ Tây. “Tôi đã gọi cho bố mẹ và dặn họ không được nói tiếng Trung khi ra đường, đồng thời tránh để mọi người phát hiện bằng cách đội mũ rộng vành và đeo kính râm”, cô kể. Chen tiết lộ dù đã viết hàng trăm cuốn sách nhưng “I Am Golden” vẫn là cuốn cô yêu thích nhất bởi nó gần như được viết dựa trên chính những trải nghiệm của gia đình và bản thân.

Sự bắt nạt thời thơ ấu cũng được nữ văn sỹ kể lại thông qua hình ảnh nhân vật Mei. Cô nhớ lại thời còn đi học, khi mang đôi giày thể thao mới tới trường đã phải hứng chịu những ánh mắt dò xét, một người bạn khẳng định đôi giày được mua ở “khu phố Tàu” – nơi “chỉ bán hàng giả” và với ánh mắt khinh miệt, cậu ta nói Chen “hãy quay về nơi đã ra đi”. Những ngày sau đó là hàng loạt sự trêu chọc của bạn bè, thậm chí cô còn bị cô lập và không được tham gia các hoạt động nhóm chỉ vì màu da và nguồn gốc của mình.

Trải nghiệm đó đã theo cô cho tới tận ngày nay. Cô cho biết đã rất sợ hãi và không dám nói với bố mẹ. Ở thời điểm đó cũng không có bất cứ cuốn sách hay chương trình nào có thể giúp cô vượt qua hoàn cảnh của mình. Chính điều này đã thôi thúc Chen viết “I Am Golden”. Cuốn sách sẽ là cẩm nang đồng hành cùng cha mẹ trong quá trình giúp con vượt qua khủng hoảng gây ra bởi nạn phân biệt sắc tộc. Cô hy vọng thông qua cuốn sách, mọi người sẽ hiểu rõ hơn và trân trọng, yêu thích văn hóa Trung Quốc, từ đó làm giảm đi sự thù ghét với người gốc Á. "Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Tôi nhận thức rõ hơn về cội nguồn của bản thân mỗi ngày và đó là điều mà tôi muốn tiếp tục gìn giữ và phát triển”, Chen chia sẻ.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.