“Chính sách tiền tệ thế kỷ 21“: Những thay đổi của ngành tài chính trong hơn 70 năm

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - "Chính sách tiền tệ thế kỷ 21" là cuốn sách đầu tiên bàn về lịch sử chống lạm phát & khủng hoảng của Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) - cơ quan quản lý chính sách tiền tệ Mỹ của hiện tại và tương lai chủ yếu thông qua lăng kính lịch sử, nhằm giúp người đọc hiểu được Fed đã làm thế nào để đạt được vị trí như ngày nay...

Vấn đề tiền tệ tại nước Mỹ đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Theo Wall Street Journal, lạm phát tại Mỹ đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 40 năm. Giá cả leo thang đang ngấu nghiến mức tăng lương danh nghĩa, khiến mức lương được điều chỉnh theo lạm phát đã giảm 3,6% trong năm qua - bất chấp thị trường việc làm đang rất nóng. Giữa lúc đó, cuốn sách “Chính sách tiền tệ thế kỷ 21” ra đời đã trở thành một trong những cuốn sách quan trọng nhất để hiểu về tài chính của nước Mỹ.

“Chính sách tiền tệ thế kỷ 21“: Những thay đổi của ngành tài chính trong hơn 70 năm - ảnh 1

“Chính sách tiền tệ thế kỷ 21” là cuốn sách đầu tiên bàn về lịch sử chống lạm phát và khủng hoảng của Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) - cơ quan quản lý chính sách tiền tệ Mỹ của hiện tại và tương lai chủ yếu thông qua lăng kính lịch sử, nhằm giúp người đọc hiểu được Fed đã làm thế nào để đạt được vị trí như ngày nay, học được gì từ những thách thức đa dạng phải đối mặt, và có thể phát triển như thế nào trong tương lai.

Cuốn sách được viết bởi Ben S. Bernanke - người giữ chức Chủ tịch Fed từ năm 2006 đến năm 2014 và là một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới.

Ben S. Bernanke (sinh năm 1953) là nhà kinh tế học người Mỹ, Chủ tịch thứ 14 (2006-2014) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Trước khi trở thành Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, Bernanke là giáo sư chính thức tại Đại học Princeton, giữ chức Chủ nhiệm Khoa Kinh tế từ năm 1996 đến tháng 9 năm 2002. Ông là đồng chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2022 cùng với Douglas Diamond và Philip H. Dybvig “cho nghiên cứu về ngân hàng và khủng hoảng tài chính”.

Kể câu chuyện tiền tệ trong khoảng thời gian 70 năm, cuốn sách mang đến cái nhìn tổng quan về quá trình hoạch định chính sách của Fed, cho thấy những thay đổi trong nền kinh tế đã thúc đẩy những đổi mới của Fed như thế nào cũng như những thách thức mới mà Fed phải đối mặt, bao gồm: lạm phát quay trở lại, tiền điện tử, rủi ro bất ổn tài chính gia tăng và các mối đe dọa đối với tính độc lập của chính Fed.

Ngoài việc giải thích các công cụ hoạch định chính sách mới của hệ thống ngân hàng trung ương, “Chính sách tiền tệ thế kỷ 21” còn kể lại những khoảnh khắc kịch tính mà với đó, các quyết định của Fed dưới triết lý của những người từng chèo lái tổ chức này - đã tạo nên nhiều tác động đáng kể. Đặc biệt là trong khoảng thời gian phải đối phó với đại dịch COVID-19, Cục Dự trữ Liên bang đã triển khai một loạt công cụ chính sách đặc biệt giúp ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính và nền kinh tế Hoa Kỳ. Chủ tịch Jerome Powell và các đồng nghiệp của ông đã cho các doanh nghiệp Mỹ vay trực tiếp, mua hàng nghìn tỷ đô la chứng khoán chính phủ, bơm đô la vào hệ thống tài chính quốc tế và xây dựng khuôn khổ chính sách tiền tệ mới nhấn mạnh vào việc tạo việc làm.

Bốn phần của cuốn sách là bốn giai đoạn quan trọng trong nền kinh tế Mỹ:

Phần 1: Sự tăng giảm của lạm phát: bàn về các chiến lược ứng phó của Fed trước Đại Lạm Phát (thập niên 60-80 thế kỷ 20) và giai đoạn bùng nổ 1990. 

Phần 2: Khủng hoảng tài chính toàn cầu và Đại Suy thoái: bàn về những thách thức của thiên niên kỷ mới, trong đó có suy thoái 2001, giảm phát 2003, Khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007-2008) và Đại Suy thoái (2009).

Phần 3: Từ nâng lãi suất đến đại dịch Covid-19: bàn về chiến lược của Fed từ sau thời Bernanke (2014) đến đại dịch Covid-19, gồm các chính sách nâng lãi suất, chính sách tiền tệ trung lập, nỗ lực đảm bảo tính độc lập của Fed và các biến động dưới thời Jay Powell, và chiến lược ứng phó khủng hoảng trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Phần 4: Tương lai phía trước: đánh giá lại các công cụ mà Fed đã áp dụng, bàn về các phương án & công cụ mới để xây dựng chính sách hiệu quả, mạnh mẽ hơn, vai trò của chính sách tiền tệ trong việc duy trì ổn định tài chính, về tính độc lập và vai trò của Fed trong xã hội.

Những đánh giá thành công hay thất bại và những bài học trong chính sách tiền tệ của Mỹ 70 năm qua từ một chuyên gia như Ben S. Bernanke chắc chắn là những kiến thức quý báu cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới. Hơn thế, độc giả của “Chính sách tiền tệ thế kỷ 21” còn có thể rút ra cho mình những bài học về lãnh đạo trong tình huống khó khăn, về các lựa chọn mà những người chèo lái tổ chức phải đưa ra trong bối cảnh khó đoán trước.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Gặp tôi trong tương lai”: Khi ước mơ nghề nghiệp của trẻ em lên tiếng

“Gặp tôi trong tương lai”: Khi ước mơ nghề nghiệp của trẻ em lên tiếng

(PNTĐ) - Tại không gian thân thuộc của Nhà xuất bản Kim Đồng, triển lãm “Gặp tôi trong tương lai” chính thức khai mạc, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình xây dựng những nội dung sách thiếu nhi sáng tạo, mang đậm tinh thần bình đẳng giới và tôn vinh quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của trẻ em.
“Gặp tôi trong tương lai” - Hành trình kể chuyện bằng sách thiếu nhi

“Gặp tôi trong tương lai” - Hành trình kể chuyện bằng sách thiếu nhi

(PNTĐ) - “Gặp tôi trong tương lai” là một sáng kiến do The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC) khởi xướng, với sự đồng hành của ECUE-VGEM và Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng. Chương trình nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Investing in Women (Đầu tư cho Phụ nữ) - một sáng kiến của Chính phủ Australia.
“Khi bà nội mặc Bikini“: Cuốn sách phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam

“Khi bà nội mặc Bikini“: Cuốn sách phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam

(PNTĐ) - Trong một thế giới mà phụ nữ lớn tuổi thường bị đóng khung trong hình ảnh của sự hiền hậu, lặng lẽ và cam chịu, tiểu thuyết “Khi bà nội mặc bikini” của tác giả Đài Loan Bành Tố Hoa mang đến một cái nhìn đầy tươi mới, đậm tinh thần nữ quyền - vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ.
Cánh cửa dẫn vào chiều sâu văn hóa Nhật Bản

Cánh cửa dẫn vào chiều sâu văn hóa Nhật Bản

(PNTĐ) - Ngôn ngữ luôn là một trong những biểu hiện rõ ràng và đặc sắc nhất của văn hóa một dân tộc. Với Nhật Bản – quốc gia nổi tiếng bởi sự dung hòa giữa truyền thống và hiện đại – hệ thống chữ viết Kanji không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là kho tàng phản ánh sự tiếp biến văn hóa trong lịch sử dài hàng nghìn năm.