“Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615-1919”: Tác phẩm bề thế nhất về lịch sử hình thành và phát triển chữ quốc ngữ

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - “Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615-1919” là tác phẩm có tầm vóc và bề thế nhất từ trước đến nay dựa trên nguồn tư liệu phong phú về lịch sử hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ, mà bất cứ người Việt Nam nào cũng nên đọc để hiểu về nguồn cội chữ viết mà chúng ta đang dùng hằng ngày.

Kể từ thập niên 20 của thế kỷ 17, chữ quốc ngữ đã có một lịch sử hình thành và phát triển khoảng 400 năm, đó là một hành trình đủ dài để một hệ thống ngôn ngữ được hình thành và phát triển trở thành ngôn ngữ viết chuẩn mực. Nó giống như một dòng sông thu nhỏ, âm ỉ chảy trong dòng lịch sử dân tộc, âm thầm và lặng lẽ bên cạnh chữ Nôm và chữ Hán. Kể từ năm 1919, tức mới chỉ khoảng 100 năm qua, chữ quốc ngữ mới được đón nhận và sử dụng rộng rãi bởi mọi thành phần người Việt.

“Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615-1919”: Tác phẩm bề thế nhất về lịch sử hình thành và phát triển chữ quốc ngữ - ảnh 1

“Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615-1919” của TS Phạm Thị Kiều Ly là tác phẩm có tầm vóc và bề thế nhất từ trước đến nay dựa trên nguồn tư liệu phong phú về lịch sử hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ, mà bất cứ người Việt Nam nào cũng nên đọc để hiểu về nguồn cội chữ viết mà chúng ta đang dùng hằng ngày.

Tác phẩm được phát triển từ chính luận án tiến sĩ của TS Phạm Thị Kiều Ly, bảo vệ năm 2018 tại Đại học Sorbonne Nouvelle (Cộng hòa Pháp) và được trao giải thưởng luận án xuất sắc năm 2020 của GIS Asie (Groupement d’intérêt scientifique Études asiatiques - Nhóm nghiên cứu khoa học về châu Á).

Sau khi bảo vệ luận án, tác giả đã tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung luận án và xuất bản ở Pháp năm 2022 dưới tựa đề “Histoire de l’écriture romanisée du vietnamien (1615-1919)” (Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615-1919”). Với tâm niệm cần phổ biến kiến thức khoa học tới đại chúng, năm 2023, cô cũng đã cùng họa sĩ Tạ Huy Long xuất bản cuốn truyện tranh về lịch sử chữ quốc ngữ dành cho trẻ em. Và năm 2024, đúng dịp kỷ niệm 400 năm giáo sĩ Alexandre de Rhodes và Maiorica đến Việt Nam, ấn bản tiếng Việt của công trình “Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615-1919” chính thức được xuất bản với 6 chương.

“Lịch sử chữ quốc ngữ, 1615-1919”: Tác phẩm bề thế nhất về lịch sử hình thành và phát triển chữ quốc ngữ - ảnh 2

Kế thừa và tiếp bước các thế hệ học giả tiền bối, tác giả đã dày công trang bị kiến thức về tiếng La-tinh, tiếng Bồ Đào Nha và về cổ văn châu Âu để có thể tiếp cận, sưu tầm và phân tích các văn bản được viết bằng tiếng La-tinh, Bồ Đào Nha, Ý nằm rải rác ở văn khố ở Roma, Paris, Lisbon, Ávila, và Madrid. Như cô đã từng chia sẻ với báo Người Đô Thị: “Tôi đã trải qua hầu hết những cung bậc cảm xúc của một người học trở thành nhà nghiên cứu chuyên nghiệp: hạnh phúc vì tìm được tài liệu, căng thẳng, lo âu dò dẫm tìm đường đi cho công trình của mình, mất ngủ. Hàng ngày mình đối mặt với chiếc máy tính của mình và các văn bản viết tay. Nhưng trên tất cả, tôi đã sống những năm tháng hạnh phúc cùng đề tài mình đam mê, sống trong tình bạn nghiên cứu ở khu Sorbonne, hay những trải nghiệm tuyệt vời khi đi tìm tài liệu ở các khu lưu trữ ở Roma (Vatican), Lisboa (Bồ Đào Nha), Madrid, Avila (Tây Ban Nha)”.

Có thể nói, đây là một thành tựu nghiên cứu đầy đủ nhất từ trước cho đến nay về lịch sử chữ quốc ngữ, với khung thời gian trải dài hơn 300 năm, từ năm 1615 - thời điểm các giáo sĩ dòng Tên tới truyền giáo ở Đàng Trong và kết thúc vào năm 1919 - năm cuối cùng của khoa thi Hội tổ chức ở kinh đô Huế.

 

Tin cùng chuyên mục

“Cửu Long Giang khói lửa”: Di sản hội họa kháng chiến được kể bằng kí họa và thơ

“Cửu Long Giang khói lửa”: Di sản hội họa kháng chiến được kể bằng kí họa và thơ

(PNTĐ) - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách đặc biệt “Cửu Long Giang khói lửa - Kí họa và Thơ”, một art book nghệ thuật, gồm những kí họa, tranh màu nước, thơ và thư từ của các họa sĩ – chiến sĩ được sáng tác ngay giữa chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Cuốn sách do Sherry Buchanan cùng Nam Anandaroopa Nguyen biên soạn, dịch giả Phan Thanh Hảo chuyển ngữ tiếng Việt.
“Gặp tôi trong tương lai”: Thức tỉnh ước mơ nghề nghiệp không khuôn mẫu cho trẻ em

“Gặp tôi trong tương lai”: Thức tỉnh ước mơ nghề nghiệp không khuôn mẫu cho trẻ em

(PNTĐ) - “Gặp tôi trong tương lai” được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), với sự đồng hành của ECUE-VGEM và Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng. Chương trình này nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Investing in Women (Đầu tư cho Phụ nữ) - một sáng kiến của Chính phủ Australia.
“Cùng Việt Nam”: Biểu tượng sống động của tình hữu nghị và đoàn kết Việt Nam - Tây Ban Nha

“Cùng Việt Nam”: Biểu tượng sống động của tình hữu nghị và đoàn kết Việt Nam - Tây Ban Nha

(PNTĐ) - Với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam, tập thơ đã được Nhà xuất bản Kim Đồng đưa tới tay bạn đọc Việt Nam đúng dịp kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là tuyển thơ từng bị cấm xuất bản tại Tây Ban Nha, nay lần đầu tiên đến tay bạn đọc Việt Nam.
Tặng 1000 cuốn sách cho thư viện vùng khó khăn

Tặng 1000 cuốn sách cho thư viện vùng khó khăn

(PNTĐ) - Chào mừng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư - 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu loạt ấn phẩm mới, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm đọc sách phong phú và ý nghĩa cho độc giả, đặc biệt là thiếu nhi.
“Xám Ngố đi thành phố“: Những bài học về sự trưởng thành và tình bạn

“Xám Ngố đi thành phố“: Những bài học về sự trưởng thành và tình bạn

(PNTĐ) - "Xám Ngố đi thành phố" không chỉ là một hành trình phiêu lưu của một chú chó, mà còn là một bức tranh sinh động về lòng dũng cảm, sự thích nghi và ý nghĩa của cội nguồn. Tác giả Bùi Tiểu Quyên đưa chúng ta đi qua những cung đường nhộn nhịp, gặp gỡ những nhân vật độc đáo, để cùng suy ngẫm về những giá trị cốt lõi của cuộc sống. Cùng Xám Ngố bước vào thế giới mới, để trải nghiệm những điều thú vị và đầy cảm hứng!