“Lịch sử khai khẩn Cao nguyên An Khê, 1864-1888“: Hành trình mở cõi vùng đất chiến lược

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - “Lịch sử khai khẩn Cao nguyên An Khê, 1864-1888” là một công trình nghiên cứu lịch sử của Andrew Hardy, về quá trình khai hoang và định cư triều Nguyễn vùng An Khê trong giai đoạn (1864-1888).

Có nhiều nghiên cứu khảo cổ học trong hai thập niên qua đã đưa đến nhiều nhận định rằng cao nguyên An Khê là địa điểm sớm nhất xuất hiện loài người trên lãnh thổ Việt Nam. Từ năm 2014 đến nay, Khảo cổ học cũng đã phát hiện ra cả một quần thể di tích Sơ kỳ đồ Đá cũ, được xác định là niên đại khởi đầu của toàn bộ tiến trình lịch sử đất nước. Khảo cổ học cũng đồng thời phát hiện hàng loạt các di tích, “công xưởng” thuộc thời Hậu kỳ đồ Đá mới cách ngày nay từ 3.000 đến 4.000 năm, ở nhiều nơi thuộc địa bàn thị xã An Khê và các huyện Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

“Lịch sử khai khẩn Cao nguyên An Khê, 1864-1888“: Hành trình mở cõi vùng đất chiến lược - ảnh 1

An Khê không chỉ là cửa ngõ lên rừng xuống biển, nối liền đại lục với đại dương, mà còn là trung tâm đầu mối của các tuyến đường thủy, bộ hay kết hợp cả thủy lẫn bộ từ đông sang tây và từ tây sang đông; từ bắc xuống nam và từ nam lên bắc. Do vị trí vô cùng đặc biệt này, mà người Việt trong công cuộc mở cõi về phương Nam cũng sớm tìm đến An Khê.

Cuốn sách tập trung vào chính sách di dân của triều Nguyễn tại An Khê, khu vực có vị trí chiến lược quan trọng – cửa ngõ của Tây Nguyên.

“Lịch sử khai khẩn Cao nguyên An Khê, 1864-1888” như một cuốn phim được mở ra với cuộc hành trình của Auguste Eugène Navelle từ cảng Quy Nhơn lên cao nguyên An Khê vào những ngày giữa tháng 12 năm 1884. Những điều tai nghe, mắt thấy của "người trong cuộc" đã giúp cho  Andrew Hardy hình dung ra các bước triển khai của toàn bộ lịch sử tái khẩn hoang cao nguyên An Khê hồi cuối thế kỷ 19.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đêm trăng suông

Đêm trăng suông

(PNTĐ) - Vừa bước xuống sân khấu, Diệp Linh nghe ai đó gọi tên mình, và một cánh tay giơ lên vẫy vẫy, Diệp Linh chưa kịp nhận ra ai thì cô nhận được cái bắt tay thật chặt, “Anh Nam đây! Lâu quá rồi! Anh vẫn nhận ra em, em không thay đổi mấy”.
Ra mắt sách Theo bước thời gian - Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

Ra mắt sách Theo bước thời gian - Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

(PNTĐ) - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Phát hành bộ tem Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Phát hành bộ tem Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

(PNTĐ) - Nhằm góp phần tuyên truyền sâu rộng về tầm vóc thời đại và ý nghĩa lịch sử của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)".
“Cửu Long Giang khói lửa”: Di sản hội họa kháng chiến được kể bằng kí họa và thơ

“Cửu Long Giang khói lửa”: Di sản hội họa kháng chiến được kể bằng kí họa và thơ

(PNTĐ) - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách đặc biệt “Cửu Long Giang khói lửa - Kí họa và Thơ”, một art book nghệ thuật, gồm những kí họa, tranh màu nước, thơ và thư từ của các họa sĩ – chiến sĩ được sáng tác ngay giữa chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Cuốn sách do Sherry Buchanan cùng Nam Anandaroopa Nguyen biên soạn, dịch giả Phan Thanh Hảo chuyển ngữ tiếng Việt.