Ra mắt bộ bộ tiểu thuyết chương hồi viết về lịch sử của dòng họ Nguyễn Cảnh

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thiên Nam liệt truyện Hoan Châu ký là một bộ tiểu thuyết chương hồi vào loại cổ nhất nước ta, viết về lịch sử của dòng họ Nguyễn Cảnh - dòng họ lớn cư trú gần 600 năm ở vùng đất Nghệ An và có nhiều danh nhân, danh tướng, nhà văn hóa, lương y trong lịch sử Việt Nam như: Liêu Quận công Nguyễn Cảnh Quế, Thư Quận công Nguyễn Cảnh Kiên, Thắng Quận công Nguyễn Cảnh Hà, Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan,...

Theo thông lệ, 10 năm một lần, nhân dân và con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh lại tề tựu về Đền thờ Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan tổ chức, tham dự lễ hội “Thập niên sự lệ” với quy mô lớn, nhằm ca ngợi và giáo dục về truyền thống vẻ vang của một dòng họ “Trung, Cần, Nhân, Nghĩa”. Cuối năm 2023 này, lại một lần nữa, dòng họ Nguyễn Cảnh được thêm một vinh dự: Lễ hội “Thập niên sự lệ” tại Đền thờ Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan của dòng họ được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp. Năm Giáp Thìn - 2024 này cũng là một cột mốc quan trọng, khi đánh dấu bề dày lịch sử 360 năm của đại lễ “Thập niên sự lệ”.

Ra mắt bộ bộ tiểu thuyết chương hồi viết về lịch sử của dòng họ Nguyễn Cảnh - ảnh 1

Ngoài hệ thống di sản nói trên, tổ tiên dòng họ còn để lại cho đất nước và con cháu một cuốn gia phổ, song lại được xếp vào hàng quốc sử Việt Nam. Đó là Hoan Châu ký, một di sản văn hóa của đất nước. Đây là cuốn gia phổ được người trong dòng họ Nguyễn Cảnh viết vào khoảng thế kỷ XVII, và bản sao viết tay của tài liệu này đã được họ Nguyễn Cảnh tặng cho Viện Nghiên cứu Hán Nôm vào năm 1983.

Viết về một dòng họ với nhiều nhân vật tham gia vào diễn trình lịch sử của đất nước, góp phần nào làm nên lịch sử chung của cả một dân tộc, bởi vậy Thiên Nam liệt truyện Hoan Châu ký được coi là nguồn sử liệu trực tiếp, cung cấp nhiều thông tin cụ thể, phong phú, có giá trị bổ sung cho nội dung các bộ sử chính thức viết về thời kỳ Lê Trung Hưng (Thế kỷ 17) và xứng đáng được xem như một cột mốc trên con đường phát triển của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Cuốn sách bao gồm 4 hồi, 16 tiết, mỗi hồi 4 tiết, được trình bày dưới dạng văn xuôi, xen thêm một số loại văn biền ngẫu (thư, chế, sắc, câu đối) hoặc văn vần (thơ, tán) trong nhiều hồi nhiều tiết. Ngoài ra, sách còn có phần Lời Giới Thiệu (LGT) của Hội đồng gia tộc dòng họ Nguyễn Cảnh Việt Nam, LGT của Giáo sư Trần Nghĩa và LGT của dịch giả Nguyễn Thị Thảo. Thiên Nam liệt truyện Hoan Châu ký thuộc nhóm sách Góc Nhìn Sử Việt của Omega Plus, phù hợp với đối tượng các độc giả yêu thích lịch sử và quan tâm tìm hiểu về các dòng họ, đặc biệt là dòng họ Nguyễn Cảnh Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Tình đất phù sa”- tình yêu sâu nặng với quê hương của nhà thơ Ngọc Lê Ninh

“Tình đất phù sa”- tình yêu sâu nặng với quê hương của nhà thơ Ngọc Lê Ninh

(PNTĐ) - “Tình đất phù sa” là một thi phẩm được nhà thơ Ngọc Lê Ninh viết theo thể lục bát, dài 34 câu. Một thể thơ truyền thống quen thuộc, dễ viết mà khó hay. Ấy vậy nhưng Ngọc Lê Ninh đem đến một khúc trữ tình sâu đậm, qua sự chắt lọc ngôn từ để bày tỏ tình cảm với quê hương Hưng Yên yêu dấu.
Trao trọn tình yêu quê hương qua từng vần thơ Trường Sa

Trao trọn tình yêu quê hương qua từng vần thơ Trường Sa

(PNTĐ) - Trở về từ chuyến hải trình thăm quân và dân ở quần đảo Trường Sa trong vai trò một nhà báo, cùng với việc viết bài, đưa tin về cuộc sống, sinh hoạt, rèn luyện và chiến đấu canh giữ biển trời nơi đảo xa, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã chuyển hóa những kí ức, cảm xúc về Trường Sa thành 26 bài thơ trong trẻo, hồn nhiên dành cho các em nhỏ, để giữ mãi hình ảnh Trường Sa thật gần gũi và lấp lánh trong tim mình.
Tiền: Công cụ hay cái bẫy?

Tiền: Công cụ hay cái bẫy?

(PNTĐ) - Khi nhắc đến cụm từ “quản lí tài chính”, nhiều người thường lầm tưởng cho rằng chỉ những người giàu mới cần phải học cách quản lí tiền bạc. Trên thực tế, đây là kĩ năng cần thiết đối với bất cứ ai, cho dù là người ít tiền hay nhiều tiền.