Tâm Giao trò chuyện:

Cưới rồi, chồng vẫn trì hoãn đăng ký kết hôn để thử thách vợ

Tâm Giao
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chúng em cưới nhau đã hơn một năm, nhưng đến nay vẫn chưa đăng ký kết hôn. Sau khi cưới được một tháng, em nhắc chồng về vấn đề này thì anh ấy bảo việc đó giờ không quan trọng.

Cưới rồi, chồng vẫn trì hoãn đăng ký kết hôn để thử thách vợ - ảnh 1

Anbh nói tất cả mọi người đều chứng nhận chúng em là vợ chồng rồi. Nghe vậy, em cũng không quan trọng chuyện đi đăng ký nữa. 

Tuy nhiên, từ khi mang thai, em nghĩ đến con nhiều nên giục anh ấy hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn để thuận tiện khai sinh cho con. Nhưng, chồng em vẫn lấy lý do bận để thoái thác, bảo em chờ con sinh ra rồi đăng ký cũng chưa muộn. Sau này, em mới biết lý do chồng trì hoãn đăng ký kết hôn hết lần này đến lần khác là để thử thách vợ. Anh ấy bảo với bố mẹ chồng em rằng thử thách em một thời gian, nếu làm “vợ ngoan” thì sẽ đi đăng ký kết hôn, còn không thì bỏ không vướng bận gì. Từ lúc nghe được điều đó, em sốc lắm, không biết có nên duy trì cuộc hôn nhân này nữa không?

Haiyen96@gmail.com

Vợ chồng khi chung sống với nhau ngoài gắn kết bằng tình cảm, còn phải gắn kết bằng pháp luật. Theo quy định hiện hành, nam nữ khi kết hôn, chung sống với nhau như vợ chồng, bên cạnh việc tổ chức đám cưới theo phong tục truyền thống còn phải ra chính quyền đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Việc không đăng ký kết hôn là vi phạm pháp luật, đồng thời khiến quyền lợi của vợ chồng bị ảnh hưởng (hoặc mất quyền lợi) khi hôn nhân xảy ra sự cố. 

 Việc chồng bạn trì hoãn việc đăng ký kết hôn để “thử thách” vợ sau khi hai người đã tổ chức đám cưới hơn một năm và sắp đón con chào đời là vừa sai, vừa vi phạm pháp luật. Về tình, nếu cưới nhau, xác định về sống chung dưới một mái nhà, trở thành vợ chồng của nhau thì phải tôn trọng, yêu thương, bảo vệ bạn đời của mình. Nếu vợ “chưa ngoan”, sống còn có sai sót, lỗi đạo dâu con với nhà chồng thì người chồng phải góp ý để vợ sửa đổi, trở nên tốt hơn, chứ không phải để “thử thách”, xem xét tốt thì giữ lại, xấu thì bỏ đi. Trong thời gian “thử thách” vợ, anh ấy cũng không phải là người chồng tốt, có trách nhiệm với cuộc hôn nhân của mình. Làm chồng, anh ấy chẳng những không bảo vệ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho vợ, mà còn không xứng đáng để làm một người cha tốt đối với đứa con sắp chào đời. Bởi một người cha tốt phải đảm bảo cho con một tổ ấm hạnh phúc, bền vững, chứ không phải là một gia đình không có sự đảm bảo, ràng buộc từ luật pháp như hiện nay. 
Do đó, trước tiên, bạn hãy xử lý vấn đề trên góc độ tình cảm, hãy nhờ người lớn hai bên phân tích để chồng bạn hiểu việc đăng ký kết hôn không thể trì hoãn lâu dài, thích hay không thích theo lập trường của anh ấy, mà phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nếu vẫn muốn gắn bó, chung sống với bạn, anh ấy phải nhanh chóng hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, còn không, bạn hãy nhờ pháp luật can thiệp để bảo vệ quyền lợi của bạn và đứa con sắp chào đời.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Về già nhờ con, sao khó thế?

Về già nhờ con, sao khó thế?

(PNTĐ) - Đắn đo mãi, bà mới dám gọi điện cho con gái. Biết là giờ này con đang ở cơ quan nhưng, việc chẳng đừng được. Ngày mai thứ 7 rồi, bệnh viện nghỉ nên chỉ còn hôm nay để bà đi khám bệnh.
Có nhiều cách để ta yêu đời

Có nhiều cách để ta yêu đời

(PNTĐ) - Một cặp vợ chồng hay xảy ra mâu thuẫn, người vợ tâm sự với Tâm Giao: “Chồng em chán lắm, không tâm lý, vô tâm, khô như ngói”. Nhưng khi Tâm Giao hỏi chuyện, người chồng lại than thở: “Vợ tôi có để chồng con chăm sóc mình đâu mà trách cứ”.