45 năm ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất

Chia sẻ

Ngày 25/4/1976, nhân dân hai miền Bắc – Nam nô nức tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI.

Đây là lần thứ hai cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức trên phạm vi cả nước, sau lần đầu tổ chức đầu tiên, ngày 6/1/1946. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8%) đi bỏ phiếu, 492/605 ứng cử viên đã trúng cử.

Cuộc Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, là dấu son trong lịch sử phát triển và xây dựng của dân tộc, của đất nước. 

Đồng chí Trường Chinh, Trưởng đoàn đại biểu miền Bắc và đồng chí Phạm Hùng, Trưởng đoàn đại biểu miền Nam ký văn kiện chính thức sau Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, ngày 21/11/1975. Ảnh: TTXVNĐồng chí Trường Chinh, Trưởng đoàn đại biểu miền Bắc và đồng chí Phạm Hùng, Trưởng đoàn đại biểu miền Nam ký văn kiện chính thức sau Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, ngày 21/11/1975. (Ảnh: TTXVN).

Hội đồng bầu cử miền Bắc họp lần thứ nhất. Ảnh: TTXVNHội đồng bầu cử miền Bắc họp lần thứ nhất. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đọc diễn văn khai mạc Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, ngày 15/11/1975 tại Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVNChủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đọc diễn văn khai mạc Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, ngày 15/11/1975 tại Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVN

Tối 22/4/1976, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh chào mừng cuộc Tổng tuyển cử, chào mừng các vị ứng cử đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Nguyễn Lương Bằng, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới dự. Ảnh: Thế Trung/TTXVNTối 22/4/1976, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh chào mừng cuộc Tổng tuyển cử, chào mừng các vị ứng cử đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Nguyễn Lương Bằng, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới dự. Ảnh: Thế Trung/TTXVN

Ngày 23/4/1976, hàng vạn nhân dân thành phố Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP Hồ Chí Minh) mít tinh chào mừng ngày bầu cử Quốc hội thống nhất đất nước. Ảnh: Huy Hoàng/TTXVNNgày 23/4/1976, hàng vạn nhân dân thành phố Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP Hồ Chí Minh) mít tinh chào mừng ngày bầu cử Quốc hội thống nhất đất nước. Ảnh: Huy Hoàng/TTXVN

Cử tri khu phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm (Hà Nội) xem danh sách ứng cử viên trước khi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VI. Ảnh: TTXVNCử tri khu phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm (Hà Nội) xem danh sách ứng cử viên trước khi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VI. Ảnh: TTXVN 

Cử tri khu phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm (Hà Nội) xem danh sách ứng cử viên trước khi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VI. Ảnh: TTXVNCử tri khu phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm (Hà Nội) xem danh sách ứng cử viên trước khi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VI. Ảnh: TTXVN

(Theo baotintuc.vn)

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.
Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.