Ban hành nghị định thu hút, trọng dụng người có tài

PV
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Theo đó, có 3 đối tượng áp dụng Nghị định 179/2024/NĐ-CP gồm: Cán bộ, công chức, viên chức có tài năng; sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng; chuyên gia, nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà khoa học đầu ngành là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài.

Ban hành nghị định thu hút, trọng dụng người có tài  - ảnh 1
Thu hút và trọng dụng người có tài năng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng (ảnh minh họa)

Cụ thể, về chính sách tiền lương thu hút người tài, với sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng, ngoài được hưởng 100% tiền lương tập sự còn được hưởng phụ cấp bằng 150% mức lương trong thời hạn 5 năm từ ngày tuyển dụng. Phụ cấp hưởng khoảng 13,7 triệu đồng/tháng, thạc sĩ khoảng 15,6 triệu đồng/tháng, tiến sĩ 17,5 triệu đồng/tháng.

Ban hành nghị định thu hút, trọng dụng người có tài  - ảnh 2
Đã có Nghị định 179/2024/NĐ-CP chính sách thu hút nhân tài làm việc trong cơ quan nhà nước

Đối với chuyên gia, nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà khoa học đầu ngành được bổ nhiệm vào ngạch viên chức, được hưởng phụ cấp bằng 300% mức tiền lương thưởng. Mức tiền lương cơ bản thấp nhất (chưa bao gồm phụ cấp công vụ 25%) với người được bổ nhiệm chuyên viên chính hoặc tương đương hưởng 41,1 triệu đồng/tháng, người được bổ nhiệm chuyên viên cao cấp hưởng hơn 58 triệu đồng/tháng.

Trường hợp ký hợp đồng với chuyên gia, nhà quản lý, khoa học đầu ngành thì cho phép người đứng đầu bộ, ngành, địa phương được quyết mức tiền lương.

Nghị định cũng quy định chính sách về điều kiện làm việc, trang thiết bị làm việc, theo đó người có tài năng được đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc; bố trí, sắp xếp nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ; tiếp cận tài liệu phục vụ chuyên môn... bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện chính sách.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Hà Nội phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Hà Nội phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - "Trong không khí đón chào năm mới, các cấp Hội Phụ nữ Thành phố cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, không ngừng sáng tạo, coi trọng hiệu quả thực chất; mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ Hà Nội phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, nỗ lực vượt qua thách thức, chung sức đồng lòng xây dựng Thủ đô và đất nước phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên mới của dân tộc", Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh phát động thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp và các ngày lễ lớn năm 2025.
10 dấu ấn, sự kiện nổi bật của Hội LHPN Hà Nội năm 2024

10 dấu ấn, sự kiện nổi bật của Hội LHPN Hà Nội năm 2024

(PNTĐ) - Năm 2024 là năm đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ thành phố lần XVI, nhiệm kỳ 2021-2026; năm diễn ra các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm như: 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và nhiều ngày lễ lớn của đất nước, Thủ đô và tổ chức Hội. Hội LHPN thành phố Hà Nội đã tổ chức và tham gia nhiều sự kiện quan trọng, phát huy được vai trò của phụ nữ Hà Nội trong xây dựng và phát triển Thủ đô. Năm 2024, Hội LHPN Hà Nội vinh dự nhận Cờ dẫn đầu phong trào thi đua trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ công tác Hội do Hội LHPN Việt Nam trao tặng.
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(PNTĐ) - Phát triển hệ thống giáo dục mở, đảm bảo công bằng và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, phục vụ học tập suốt đời, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế. Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới.