Biên chế công chức phường sẽ thuộc biên chế công chức UBND quận, thị xã

Chia sẻ

Để giảm tải khối lượng công việc, nâng cao trách nhiệm của công chức và phục vụ người dân nhanh chóng, Nghị định cho phép chủ tịch UBND phường được ủy quyền cho công chức giữ chức danh tư pháp - hộ tịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của UBND phường đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính...

Đó là một trong những điểm mới khi Hà Nội thực hiện việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị.

Giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) Nguyễn Ánh Dương cho biết, Nghị định số 32/2021/NĐ-CP gồm 6 chương, 33 điều. Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27-11-2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Nghị định gồm các nội dung: Tổ chức và hoạt động, chế độ trách nhiệm của UBND, chủ tịch UBND phường; tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức làm việc tại UBND phường; tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo hội nghịPhó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo hội nghị

Đáng chú ý, Nghị định quy định biên chế công chức phường thuộc biên chế công chức thuộc UBND quận, thị xã và do UBND quận, thị xã quản lý, sử dụng. Cơ cấu tổ chức của UBND phường gồm: Chủ tịch UBND phường, phó chủ tịch UBND phường, trưởng công an phường, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự phường và các công chức văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội.

UBND phường làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch UBND phường là người đứng đầu, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc của UBND phường theo quy chế làm việc của UBND phường, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật. Nghị định cũng quy định trách nhiệm của chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường, các công chức khác của phường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Để giảm tải khối lượng công việc, nâng cao trách nhiệm của công chức và phục vụ người dân nhanh chóng, Nghị định cho phép chủ tịch UBND phường được ủy quyền cho công chức giữ chức danh tư pháp - hộ tịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của UBND phường đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính...

Quán triệt, làm rõ thêm về Nghị định số 32/2021/NĐ-CP, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định, trong quá trình soạn thảo Nghị định, ban soạn thảo ghi nhận thành phố Hà Nội đã rất quan tâm vấn đề này. Các sở, ngành, quận, huyện, thị xã thành phố đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến bổ ích, trí tuệ, làm nên những điểm ưu việt của nghị định. Điển hình như Nghị định số 32/2021/NĐ-CP quy định, “biên chế công chức bình quân làm việc tại UBND phường là 15 người” (tính trên tổng số phường của một quận, thị xã); hay quy định “chủ tịch UBND quận, thị xã thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức làm việc tại UBND phường”.

Tương tự, quy định có trưởng công an phường, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự trong cơ cấu tổ chức của UBND phường cũng là sự tiến bộ, vượt qua trở ngại về tư duy cũ. Đáng chú ý, để phục vụ nhân dân nhanh nhất, Nghị định quy định, chủ tịch UBND phường được ủy quyền cho công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu đối với chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản theo quy định của pháp luật.

“Những điểm mới trong việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị sẽ giải phóng được các nguồn lực, phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của các địa phương trong quá trình phục vụ người dân một cách tốt nhất, đáp ứng sự hài lòng của người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nêu rõ, thành phố Hà Nội rất quan tâm việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, đồng thời đã nghiên cứu kỹ và triển khai nhiều phần việc cần thiết.

Cùng với việc nêu một số nội dung cần sớm có hướng dẫn để thuận tiện cho cơ sở trong triển khai thực hiện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng đề xuất Bộ Nội vụ cùng thành phố sớm giao biên chế bổ sung cho các quận của Hà Nội; có quy định khung bộ máy số lượng biên chế các phường; sớm quy định chế độ công vụ khi chuyển lên công chức quận.

H.N

Tin cùng chuyên mục

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(PNTĐ) - Chiều 18/4, đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ngành.