Bộ phim "Đất rừng phương Nam" không vi phạm pháp luật

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 8/11, tại phiên chất vấn, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) tranh luận với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng liên quan đến phần trả lời của Bộ trưởng về bộ phim “Đất rừng phương Nam”. Theo đại biểu, trách nhiệm của cơ quan quản lý cần làm rõ đâu là sai trái, đâu là những nét đẹp cần tôn vinh, cần thiết phải lắng nghe dư luận.

Bộ phim
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) tranh luận

Ngày 8/11, tại phiên chất vấn, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) tranh luận với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng liên quan đến phần trả lời của Bộ trưởng về bộ phim “Đất rừng phương Nam”. Theo đại biểu, trách nhiệm của cơ quan quản lý cần làm rõ đâu là sai trái, đâu là những nét đẹp cần tôn vinh, cần thiết phải lắng nghe dư luận.

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, dư luận xã hội là hình thức biểu hiện trạng thái của xã hội rất bình thường, dư luận có cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu nhưng không phải ý kiến nào được nêu ra cũng để đánh cho ai đó chết mà để góp ý nêu quan điểm và làm cho mọi thứ rõ ràng, tốt đẹp hơn. Do đó, chúng ta không nên đánh đồng các loại ý kiến dư luận, nhất là những góp ý để bảo vệ tính chân thực, sự thật, bảo vệ giá trị lịch sử.

Đại biểu cho rằng: “Trong công tác quản lý, cơ quan nhà nước cần phải lắng nghe, theo dõi dư luận để có những điều chỉnh cần thiết, bởi mọi thứ đều có lý, không có lửa làm sao có khói”.

Vì vậy, theo đại biểu Trịnh Xuân An, tránh việc bỏ qua dư luận hoặc coi thường dư luận để mọi việc đi quá xa và thành vấn đề nóng rồi mới có động thái là không ổn.

Đại biểu nêu, Bộ phim này được Hội đồng kiểm duyệt mà ngày 29/9 bảo đúng, tới 15/10 thì đề nghị sửa "sau khi lắng nghe dư luận". Đại biểu cho rằng như vậy, rõ ràng chất lượng kiểm định và trách nhiệm của Cục Điện ảnh chưa cao.

Những nội dung nếu đã coi là sai sót thì phải sửa, thậm chí cắt bỏ, chứ không thể đổi tên là xong. Nói "sửa tên để tránh gây liên tưởng" chỉ thuyết phục được một nửa, một nửa còn lại là bản chất lịch sử là phải chân thực, vì đó là chuyện của cả một dân tộc và là trách nhiệm giáo dục truyền thống, không thể xem nhẹ.

Bộ phim có thể hay ở góc độ điện ảnh, nghệ thuật có thể lấy cảm hứng từ mọi nguồn nhưng với lịch sử, với văn hóa dân tộc thì phải luôn chân thực, trung thực và không được làm méo mó. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phải làm rõ được đâu là hành vi sai trái để xử lý, đâu là dư luận đúng đắn để tôn vinh. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ nội dung này.

Bộ phim
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời đại biểu.

Trả lời đại biểu Trịnh Xuân An, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết về quy trình thẩm định phân loại phim, Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 18 của Luật Điện ảnh, bộ phim "Đất rừng Phương Nam" đã được Hội đồng thẩm định phim quốc gia tiến hành thẩm định và khẳng định bộ phim không vi phạm pháp luật về điện ảnh, vì vậy được cấp phép để phổ biến.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tôn trọng quyết định của Hội đồng. Trong trường hợp nếu phát hiện Hội đồng làm sai và vi phạm pháp luật thì lúc đó mới có các biện pháp để xử lý tiếp theo.

Bộ cũng rất cẩn trọng trước những yêu cầu có tính chất tranh luận trên nền tảng của mạng xã hội và nhiều ý kiến đóng góp.

Bộ trưởng đã yêu cầu Hội đồng xem xét tiếp thu hợp lý những ý kiến mà dư luận phản ánh. Vì vậy, Hội đồng đã họp với có các cơ quan chủ quan để xem xét lại và khẳng định bộ phim vẫn đầy đủ các yếu tố để cấp phép hoạt động.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều tôn trọng theo nguyên tắc này. Và Hội đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác thẩm định phim.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: “Nếu có các biểu hiện bôi xấu, bôi nhọ thì phải được tiếp tục xử lý. Vì vậy, chúng ta đã có quy tắc ứng xử trên không gian mạng và Luật An ninh mạng. Văn hóa ứng xử không chấp nhận thói bôi xấu, bôi nhọ, cần có văn hóa ứng xử trên không gian mạng.

 

 

Tin cùng chuyên mục

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản

Hoài Đức: Chung tay trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản

(PNTĐ) - Huyện Hoài Đức có 55 di sản văn hoá phi vật thể, bao gồm các loại hình: Nghệ thuật trình diễn, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, tri thức dân gian, di sản ưu tiên bảo vệ và 1 di sản phi vật thể được UNESCO ghi danh. Để bảo vệ, gìn giữ, tạo điều kiện để các loại hình di sản văn hoá phi vật thể huyện Hoài Đức đã tạo không gian thực hành, tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ để trao truyền, tiếp nối dòng chảy di sản văn hoá đáng quý.
Phường Xuân La (Tây Hồ) đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”

Phường Xuân La (Tây Hồ) đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”

(PNTĐ) - Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 – 23/11/2024), ngày 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”. Đây là phường đầu tiên của quận Tây Hồ về đích “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.