Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đọc, soạn văn mẫu cho học sinh chép, học thuộc là việc rất tai hại

Chia sẻ

Trả lời chất vấn của đại biểu sáng 11/11/, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Bộ đã yêu cầu chấm dứt việc dạy Ngữ Văn theo văn mẫu. Bởi vì, việc dạy môn ngữ Văn theo hình thức đọc, chép "văn mẫu" cho học sinh học thuộc là rất tai hại tới việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, cảm xúc, tình cảm chân thực, chân thành của người học.

Tại phiên họp, các đại biểu: Nàng Xô Vi (Kon Tum), Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu), Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long); Trần Văn Tuấn (Bắc Giang); Hoàng Văn Liên (Long An)... chất vấn các nội dung: Giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng dạy và học theo hình thức đọc chép "văn mẫu" cho học sinh học thuộc; Giải pháp chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm trực tuyến trong mùa dịch; bảo đảm sức khỏe, tâm lý cho học sinh, giáo viên, chất lượng dạy và học do tác động của dịch bệnh; trách nhiệm và giải pháp của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sinh viên ra trường không tìm được việc làm; quan điểm của Bộ trưởng về dạy học trực tuyến, học qua truyền hình cho học sinh lớp 1;...

Đại biểu Nguyễn Huy Thái - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc LiêuĐại biểu Nguyễn Huy Thái - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu

Liên quan nội dung về giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng dạy và học theo hình thức đọc chép "văn mẫu" cho học sinh học thuộc, tư lệnh ngành Giáo dục nhấn mạnh: Ngữ văn là môn học có tầm quan trọng trong bồi đắp tình cảm, năng lực thẩm mỹ, phẩm chất làm người đối với các em học sinh. Định hướng giáo dục của chúng ta cũng là tăng yếu tố dạy người. Như vậy, việc dạy học môn Ngữ văn càng quan trọng. Với bậc Tiểu học, đó là môn tiếng Việt.

Về việc dạy văn theo mẫu, Bộ trưởng cho rằng cần chấm dứt vì việc dạy theo văn mẫu, việc giáo viên đọc cho học sinh chép, soạn bài văn mẫu cho học sinh học thuộc rất tai hại cho việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, tình cảm, cảm xúc chân thực, chân thành của học sinh.

Việc không được dùng lối đọc chép, văn mẫu cho học sinh học thuộc được chúng tôi coi là điều chỉnh mang tính chuyên môn và tới đây Bộ sẽ có giải pháp triển khai. Nhưng đây là việc lâu dài và phải có nhiều động tác, giải pháp. Việc chấm dứt văn mẫu cũng là nhân tố chuyên môn để hạn chế dạy thêm, học thêm.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Huy Thái (đoàn Bạc Liêu) về vấn đề gần đây xuất hiện tình trạng dạy và học thêm trực tuyến, Bộ trưởng khẳng định: Dạy, học thêm là việc ngành ngăn chặn, nghiêm cấm. Gần đây nảy sinh hiện tượng dạy tăng thêm giờ, dạy thêm trực tuyến. Tôi khẳng định, bình thường đã cần ngăn vì học trực tuyến học sinh căng thẳng hơn thì việc thêm giờ, nội dung là việc cần ngăn chặn.

Bộ trưởng nêu rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 09 có quy định cụ thể về dạy và học trực tuyến, số giờ được dạy ở các cấp, các lớp. Ông đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra để tích cực ngăn chặn việc này.

Các đại biểu tham dự phiên chất vấn.Các đại biểu tham dự phiên chất vấn.

Với câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (đoàn Vĩnh Long) về việc qua dịch bệnh, Bộ thấy điểm gì cần khắc phục hay không, Bộ trưởng Sơn cho biết: Có thể nói chúng ta test, tìm virus nhưng virus đang test lại cả hệ thống của chúng ta. Qua dịch bệnh, ngành giáo dục cũng bộc lộ nhiều điểm cần nhìn nhận lại, bổ khuyết sửa chữa.

"Nhưng trước khi nói tới điều này, phải thấy điều đáng mừng nhất là chúng ta nhìn ra sức mạnh, niềm tin được củng cố nhiều từ sự nhiệt thành, tận tụy hy sinh của hơn 1 triệu giáo viên. Trong gian khó dạy học trực tuyến, ứng phó dịch bệnh, các thầy cô không kêu ca, trên diễn đàn và nhóm không nhiều phàn nàn mà các thầy cô sáng tạo vô cùng.

Nó nổi lên tinh thần, cái tốt, sự tận tâm và củng cố thêm cho chúng ta niềm tin vào đội ngũ lãnh đạo và giáo viên. Về phía Bộ, anh em cán bộ, Vụ cục hết sức cố gắng, tận tình và trách nhiệm" - bộ trưởng Sơn thông tin.

Tư lệnh ngành giáo dục cũng bổ sung về một số điều phải điều chỉnh để làm tốt hơn trong thời gian tới như về: Thể chế, chế độ, chính sách khi vận hành trong bối cảnh ứng phó dịch bệnh; Về phương diện quản lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khi ứng phó tình trạng khẩn cấp; Tính đa dạng, đặc thù của vùng, miền trong ban hành chính sách; Sự thiếu, yếu trong hạ tầng cho giáo dục; Kỹ năng quản lý của nhà giáo, kỹ năng của học sinh...

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

(PNTĐ) - Các cơ quan báo chí Thủ đô đã kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu sắc các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và thành phố; trọng tâm là tuyên truyền cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đặc biệt là tại 126 đơn vị hành chính cấp xã mới; lan tỏa tinh thần đồng thuận trong xã hội, nêu bật tính chất đột phá, cách mạng và dấu ấn lịch sử của sự kiện này.
Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tiếp thêm niềm tin, tự hào dân tộc

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tiếp thêm niềm tin, tự hào dân tộc

(PNTĐ) - Thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương làm trưởng đoàn đã làm việc với thành phố Hà Nội và một số ban, bộ, ngành liên quan. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, lãnh đạo các bộ, ban, ngành.
Thuế thành phố Hà Nội: Các KOC, KOS, KOL làm chủ, các cá nhân nộp hơn 40 tỷ đồng tiền thuế

Thuế thành phố Hà Nội: Các KOC, KOS, KOL làm chủ, các cá nhân nộp hơn 40 tỷ đồng tiền thuế

(PNTĐ) - Chiều 10/7, Thuế thành phố Hà Nội thông tin, đơn vị đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, ứng dụng công nghệ số, phân tích dữ liệu lớn từ các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), ngân hàng, mạng xã hội và các tổ chức có liên quan. Nhiều hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là các KOC, KOS, KOL (người có ảnh hưởng mạnh) làm chủ, các cá nhân đã chủ động kê khai, khắc phục nộp vào ngân sách nhà nước, nộp hơn 40 tỷ đồng.