Bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

QUỲNH AN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong 2 ngày 7 và 8/12, Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho hơn 100 cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của một số Tập đoàn, Tổng công ty và các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Tại Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, các học viên được giảng viên, diễn giả truyền đạt tổng quan hệ thống pháp luật về ATVSLĐ; hướng dẫn một số chính sách về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; một số kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; giải đáp, trao đổi về chính sách pháp luật liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng phòng Huấn luyện, thông tin an toàn lao động (Cục An toàn lao động) truyền đạt những kiến thức cơ bản về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động; những trường hợp người lao động được hưởng tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc theo quy định; những trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động. Truyền đạt những quy định về điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp; giám định mức suy giảm khả năng lao động; chế độ trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; các chính sách trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - ảnh 1
Các giảng viên, chuyên gia và cán bộ làm công tác ATVSLĐ chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

Chuyên gia tư vấn ATVSLĐ Vũ Như Văn trao đổi tại Hội nghị: Để phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất trong khu vực phi kết cấu, điều kiện tiên quyết chính là cải thiện điều kiện ATVSLĐ. Cụ thể như, cải thiện điều kiện lao động với phương pháp Wise, Wiscon, Wind thì nguyên tắc cơ bản là thực hiện những cải tiến ít tốt kém trước, tận dụng tay nghề và vật liệu tại chỗ, khởi đầu từ những việc làm nhỏ; cải thiện điều kiện lao động với phương án 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng)…

“Bài học kinh nghiệp trong việc cải thiện điều kiện ATVSLĐ trong các đơn vị này chính là phải có sự tham gia tích cực và vai trò quan trọng của cán bộ cấp xã/phường/tổ chức, hội nông dân, liên minh hợp tác xã… Công tác khảo sát thực tế, sự sâu sát và cụ thể kiên trì trong quá trình tư vấn, hướng dẫn để cơ sở và người lao động biết cách tự cải thiện kiền kiện lao động, ATVSLĐ tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về ATVSLĐ cần phải được thường xuyên, liên tục, cụ thể với nội dung phù hợp đối với đặc thù của mỗi nghề, công việc, đặc biệt là vận động sự tham gia tích cực của lao động trẻ trong các khóa huấn luyện ATVSLĐ” - chuyên gia Vũ Như Văn chia sẻ.

Tiếp đến, đối với công tác tuyên truyền, giảng viên đã trao đổi, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông truyền thông về chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó có việc tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng tại cơ sở (loa đài phát thanh, qua Internet, mạng xã hội và các công cụ số, điện thoại di động…) để thông tin, tuyên truyền về các chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đồng thời, đổi mới về hình thức, nội dung các ấn phẩm thông tin tuyên truyền theo hướng đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, mang tính hướng dẫn cụ thể về các quy trình, kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động…

Tham gia Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các học viên cập nhật được những nội dung liên quan đến lĩnh vực ATVSLĐ, cũng như những chia sẻ các tình huống thực tế liên quan đến chế độ của người lao động từ các giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ. Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội học hỏi kinh nghiệm, trao đổi về cách xử lý của lãnh đạo, cán bộ chuyên môn tại các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và doanh nghiệp trên địa bàn.

Sau khi được phổ biến, bồi dưỡng nâng cao những kiến thức cơ bản, các học viên đã tập trung thảo luận, trao đổi, hỏi đáp chính sách pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với một số ví dụ cụ thể về các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Trước đó, tại tỉnh Hà Giang, Cục An toàn Lao động cũng đã chủ trì phối hợp tổ chức Hội nghị thường niên mạng thông tin quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2023.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội vinh dự nhận Cờ dẫn đầu phong trào thi đua năm 2024

Hội LHPN Hà Nội vinh dự nhận Cờ dẫn đầu phong trào thi đua năm 2024

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam khóa XIII diễn ra chiều 13/12 tại Hà Nội, Ban Chấp hành TƯ  Hội LHPN Việt Nam khóa XIII đã tiến hành công tác Thi đua, khen thưởng năm 2024. Hội LHPN Hà Nội vinh dự là một trong 8 tỉnh/thành được tặng Cờ dẫn đầu phong trào thi đua và thực hiện nhiệm vụ công tác Hội.
Nhìn từ VPBank Commandos để thấy “chất” VPBank

Nhìn từ VPBank Commandos để thấy “chất” VPBank

(PNTĐ) - “Ngủ trong đêm mưa rừng, trekking 40km, ngồi máy cày trên con đường lầy lội, là những trải nghiệm mình sẽ không bao giờ quên được” - Một VPBanker chia sẻ khi vừa kết thúc hành trình 48h tại Tà Năng - Phan Dũng trong chuỗi hoạt động VPBank Commandos Ultra 2024.
Nhiều ý kiến thảo luận bàn về những vấn đề công tác Hội và phong trào phụ nữ nửa cuối nhiệm kỳ

Nhiều ý kiến thảo luận bàn về những vấn đề công tác Hội và phong trào phụ nữ nửa cuối nhiệm kỳ

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam khóa XIII, các đại biểu  tham dự hội nghị đã tiến hành thảo luận bàn về những vấn đề công tác Hội và phong trào phụ nữ nửa cuối nhiệm kỳ trong thời kỳ đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.