Cả đời đau đáu với nghệ thuật ca trù

Chia sẻ

Là nghệ nhân ca trù, đào nương cuối cùng của giáo phường Khâm Thiên, ở tuổi 88, nghệ sĩ Phó Thị Kim Đức là nữ nghệ sĩ cao tuổi nhất trong đợt nhận danh hiệu cao quý của Nhà nước trao tặng năm 2019: Nghệ sĩ Nhân dân (NSND).

Với người nghệ sĩ dành gần như cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật truyền thống, việc giữ gìn và truyền dạy ca trù cho các thế hệ mai sau vẫn là nỗi niềm luôn đau đáu. Bà là gương mặt “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2019 do Hội LHPN Hà Nội tôn vinh.

Nghệ sĩ Phó Thị Kim Đức, sinh năm 1931 tại Hà Nội. Gần 30 năm công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), tiếng hát chèo mượt mà, ngọt ngào của bà đã quen thuộc với nhiều thế hệ thính giả. Nhưng thực ra, nghệ sĩ Kim Đức lại được sinh ra và lớn lên trong cái nôi nghệ thuật ca trù. Cha, anh trai, bác, cô, chú ruột của bà đều là những nghệ nhân ca trù ở phố Khâm Thiên - một “địa danh ca trù” đất Bắc những năm trước Cách mạng tháng Tám. Bà của Kim Đức là cụ Phó Thị Yến, một nghệ nhân ca trù nổi tiếng ở Hà Nội và bố là ông Phó Đình Ổn, quản ca giáo phường ca trù Khâm Thiên. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã được cha mình dạy cho từng lời ca, nhịp phách. 7 tuổi biết hát ca trù, 13 tuổi, cô bé Kim Đức bắt đầu theo cha và anh đi hát ở Khâm Thiên như một đào nương chính thức.

Bà Phó Thị Kim Đức nhận danh hiệu NSND do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng năm 2019.Bà Phó Thị Kim Đức nhận danh hiệu NSND do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng năm 2019.

Năm 1960, bà trúng tuyển lớp đào tạo giáo sinh trường Ca kịch dân tộc Trung ương ở Hà Nội. Sau đó, nghệ sĩ Kim Đức làm cộng tác viên, rồi được tuyển là diễn viên đội chèo, Đoàn ca nhạc, Đài TNVN. Trong khoảng thời gian hát chèo ở Đài, bà nhận được nhiều tình cảm của thính giả qua những bức thư gửi về chương trình. Bà nghỉ hưu năm 1986 và được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩƯu tú ngành Chèo. Nghệ sĩ Kim Đức vẫn tiếp tục cộng tác thu thanh với Đài TNVN, đem tiếng hát của mình phục vụ thính giả trong và ngoài nước, thể hiện một sức lao động bền bỉ và niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng.

Bà đã lưu diễn ở 11 nước như Mỹ, Pháp, Thụy Sỹ, Hồng Kông... và được nhiều khán giả nước ngoài mến mộ. Ở tuổi 88, NSND Kim Đức vui mừng vì những nỗ lực cống hiến cho nghệ thuật của bà trong suốt những năm qua được đền đáp xứng đáng bằng danh hiệu NSND - danh hiệu cao quý nhất trong cuộc đời người nghệ sĩ.

Dù đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, NSND Phó Thị Kim Đức vẫn một lòng đau đáu với việc gìn giữ và phát huy nghệ thuật truyền thống của nước nhà. Bà tâm sự, nghệ thuật ca trù đã lay lắt suốt một thời gian dài. Ca trù xưa là nghệ thuật sang trọng, bác học, ngày nay không còn nhiều người thưởng thức ca trù, thậm chí đây còn là môn nghệ thuật kén người nghe. Ca trù chưa có chỗ đứng trong xã hội hiện đại, nghệ nhân ca trù cũng khó sống được bằng nghề. Người theo ca trù bây giờ cũng không còn niềm đam mê đến mức đắm đuối, sống chết với nghề như xưa.

Nhìn thấy được hiện trạng của ca trù, với trách nhiệm của một nghệ nhân, sự đau đáu với nghề, ngay từ khi nghỉ hưu, NSND Kim Đức đã dành thời gian, tâm sức để nghiên cứu và truyền dạy nghệ thuật ca trù, vừa để giữ “nghề” của gia đình, vừa để ca trù không thất truyền.

“Muốn theo đuổi môn nghệ thuật này, phải thực sự yêu thích và có niềm đam mê. Dù có năng khiếu đến đâu mà không bỏ công rèn luyện, trau dồi giọng hát thì cũng không thành tài được. Ca trù là môn nghệ thuật rất khó, miệng hát, tay phải đánh phách theo đàn. Có những người học 20 năm nhưng khi trộn phách vẫn nhầm lẫn. Vì vậy, tôi dạy học trò rất nghiêm, chỉ bảo từ kỹ thuật hát cho đến dáng ngồi, cách ăn mặc... Mỗi người học trò phải theo học ít nhất từ 3-5 năm thì tôi mới cho ra ngoài biểu diễn” - NSND Kim Đức nói.

Bà cho biết thêm, bà đã bỏ thời gian để nghe lại những băng ca trù cổ, ghi lại các phách, cô đọng lại thành tổng thể đàn, phách và hát để đưa vào giáo trình. Bà lấy đó làm cơ sở để dạy cho các học trò một cách khoa học, chứ không để ca trù bị “tam sao thất bản” theo lối dạy “truyền khẩu”.

Hơn 30 năm qua - kể từ ngày về hưu, bà đã dành thời gian để đúc kết kinh nghiệm và truyền dạy các bài bản ca trù. Sự ra mắt của giáo phường ca trù Kim Đức với tên gọi “Kim Đức ca quán” đặt tại 21/52 Tô Ngọc Vân (Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) có thể coi như nhà hát ca trù chuyên nghiệp đầu tiên tại Hà Nội, được tạo dựng bởi nghệ sĩ Kim Đức với sự tài trợ của Công ty TNHH Sân khấu Việt và nghệ sĩ Nguyễn Nhất Lý.

Ca trù là loại hình nghệ thuật truyền thống của miền Bắc, thịnh hành từ khoảng thế kỷ 15, rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 trở về trước. Trên sân khấu nhỏ, tiếng ca trù hòa quyện với tiếng “tom”, “chát” như đưa khán giả trở về với Hà Nội xưa. Các học trò của nghệ nhân Kim Đức biểu diễn hát lót cửa đình, hát Bắc Phản, hát nói, hát mưỡu, ngâm thơ cổ…

Điểm chung trong những tiết mục ấy là sự khuôn thước, chuẩn mực, được nghệ nhân Kim Đức truyền dạy cho các học trò theo đúng lề lối xưa. NSND Kim Đức tâm sự, ca trù là một vốn quý trong tài sản văn hóa truyền thống Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nhưng nghệ thuật ca trù đã bị mai một suốt một thời gian dài, khiến “hồn” của ca trù dường như không còn được như xưa. Bà hy vọng, với nỗ lực ở những năm tháng tuổi già của mình, cùng những đóng góp của cộng đồng và xã hội sẽ góp thêm cho ca trù một chỗ đứng nổi bật hơn, rõ ràng hơn trong đời sống đương đại.

QUỲNH MAI

Tin cùng chuyên mục

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

(PNTĐ) -  Sáng 27/4, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ phát động ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT), trật tự đô thị (TTĐT) với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các lực lượng, đơn vị trên địa bàn quận. Hoạt động nhằm  đảm bảo công tác VSMT, TTĐT trên địa bàn Quận nói chung và xung quanh Hồ Tây nói riêng từng bước đi vào nề nếp.
Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(PNTĐ) - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”; tổng kết Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 70 năm Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.