Các Mục tiêu phát triển bền vững cần được nhìn nhận từ góc độ bình đẳng giới

Chia sẻ

Ngày 10/3, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ - UN Women tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững từ góc độ bình đẳng giới”.

Các đại biểu tham gia Diễn đàn “Thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững từ góc độ bình đẳng giới”Các đại biểu tham gia Diễn đàn “Thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững từ góc độ bình đẳng giới”

Khẳng định cam kết của Việt Nam đối với các mục tiêu phát triển bền vững và bình đẳng giới, diễn đàn là cơ hội để các đại biểu trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến trong thực hiện các mục tiêu SDG, nhất là SDG5 về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Qua đó sẽ phát huy vai trò và sự đóng góp của chị em; đưa ra đề xuất, khuyến nghị để vượt qua những thách thức trong bối cảnh Covid-19. Đồng thời hướng tới việc nâng cao nhận thức, tăng cường sự quan tâm, phối hợp, cam kết đồng hành của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước đối với các mục tiêu mang tính chiến lược này với phương châm "không ai bị bỏ lại phía sau".

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga chia sẻ: "Trong các tình huống khủng hoảng, phụ nữ là một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, phụ nữ cũng là tác nhân tích cực để kiến tạo sự thay đổi. Vì vậy, cần tạo điều kiện để chị em phát huy thế mạnh, đóng góp cho sự phát triển của đất nước và phát triển bền vững nói chung".

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiêp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu khai mạc diễn đànỦy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiêp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga phát biểu khai mạc diễn đàn

Bà Elisa Fernandez - Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam - nhấn mạnh rằng, do Covid-19, các nguồn lực kinh tế của phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Số lượng công nhân ngành may mặc có thu nhập dưới chuẩn nghèo tăng gấp đôi vào cuối năm 2020 do mất thu nhập 14-28%. 84% nữ lao động trong khu vực phi chính thức không tiếp cận được trợ cấp thất nghiệp hoặc hỗ trợ tài chính của nhà nước. Bên cạnh đó, Covid-19 làm tăng gánh nặng việc nhà và phụ nữ phải chịu gánh nặng việc nhà nhiều nhất. Đại dịch cũng khiến gia tăng bạo lực đối với phụ nữ.

Ông Kamal Malhotra - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá: Là một trong những quốc gia luôn nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang có cơ hội tuyệt vời để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong bối cảnh Covid-19. Liên hợp quốc sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ nhân dân và Chính phủ Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, năm 2017, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và cụ thể hóa việc triển khai thực hiện các mục tiêu SDG thông qua văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương. Qua gần 5 năm triển khai, Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá cao về sự cam kết và kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Trong năm 2020, dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn đứng thứ 49/199. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ xếp sau Thái Lan. 

Để thúc đẩy bình đẳng giới, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung, những định kiến về giới trong xã hội cần phải thay đổi, đồng thời thúc đẩy, tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho nữ giới trong mọi ngành, mọi nghề...; cần có sự tham vấn với người dân, đặc biệt là những phụ nữ yếu thế trong xã hội để nhu cầu, mong muốn của họ được thể hiện trong chính sách, pháp luật. 
 

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: Nâng cao quyền năng cho phụ nữ vì một tương lai an toàn và bình đẳng; chuyển đổi số trong bối cảnh Covid-19; lãnh đạo nữ, doanh nghiệp nữ vượt qua thách thức, phòng, chống bạo lực giới, thành phố an toàn, hòa bình, an ninh…

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

(PNTĐ) - Sáng 11/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo GPMB dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội) để nghe báo cáo về tiến độ triển khai công tác GPMB 2 dự án này.
Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

(PNTĐ) - Các cơ quan báo chí Thủ đô đã kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu sắc các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và thành phố; trọng tâm là tuyên truyền cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đặc biệt là tại 126 đơn vị hành chính cấp xã mới; lan tỏa tinh thần đồng thuận trong xã hội, nêu bật tính chất đột phá, cách mạng và dấu ấn lịch sử của sự kiện này.