Cần tăng cường hàm lượng khoa học cho các sản phẩm nông nghiệp

Chia sẻ

(PNTĐ) - Thảo luận tại hội trường sáng 27/7, đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) cho rằng nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; không chỉ giúp ổn định đời sống cho phần lớn nông dân, nông thôn, còn là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội)Đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội)

Đại biểu đánh giá cao tờ trình của Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2021-2025 với 11 nội dung bao quát tổng thể, 6 đề án, chuyên đề trọng tâm khá toàn diện.

Trong 10 năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã đạt được nhiều kết quả không thể phủ nhận được, đã làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn mới trên cả nước, là một luồng gió mới làm biến chuyển nhận thức trên diện rộng về xây dựng nông thôn văn minh; nhiều xã, nhiều huyện có những mô hình tốt, cách làm hay đã được nhân rộng, số lượng người lao động được đào tạo nghề nông thôn tăng cao, đời sống tinh thần và vật chất của người nông dân được cải thiện rõ rệt.

Chương trình NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, mà chúng ta cần thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, đánh giá, tổng kết để khác phục những điểm còn tồn tại, kết thừa và làm phù hợp điều kiện, thách thức mới, bối cảnh mới nên cần phải ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo để kế thừa những kết quả đạt được trong 10 năm qua và đưa Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới lên một tầm cao mới, vị thế mới, chất lượng và tầm nhìn mới sống động và hiệu quả Nghị quyết 26 của Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang gõ cửa từng nhà, từng cơ quan, từng doanh nghiệp. Biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, thiên tai, dịch bệnh ngày càng thêm khó lường.

Về huy động nguồn lực và vốn ngân sách Trung ương về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, tôi nghĩ rằng đây là một chương trình rất quan trọng để hỗ trợ, thúc đẩy cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, một khu vực đông dân cư nhưng lại dễ bị tổn thương rất cần sự quan tâm thích đáng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.

Và khu vực này liên tục bị tổn hại do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… gây ra.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Lan đề nghị Chính phủ ưu bố trí đủ nguồn ngân sách Trung ương, trước mắt có thể là 3.900 tỷ đồng, có thể bổ sung thêm các gói hỗ trợ cho khu vực này để có thể hỗ trợ sản xuất, giúp cho nông dân nghèo có thể vượt qua những khó khăn.

Về cách làm, những điều cần đổi mới, khắc phục trong thời gian tới, đại biểu cho rằng có thể phân cấp và có giám sát hậu kiểm tốt hơn trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Cần điều chính cách tổ chức xây dựng NTM, điều chỉnh các tiêu chí NTM cho phù hợp với các đặc thù của từng vùng miền, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp với quy hoạch nông thôn, quy hoạch chung.

Đặc biệt, cách thực hiện NTM cần chú trọng đến vấn đề phát triển kinh tế nông thôn tăng chất lượng cuộc sống thật sự cho người dân, tăng thu nhập cho người dân, chứ không chỉ chú trọng tăng quy mô, sản lượng và số lượng như hiện nay. Còn chú trọng đào tạo nguồn lực chất lượng cao cho khu vực nông thôn, xây dựng các đề án linh hoạt hơn, cập nhật hơn. Cần trang bị những kiến thức về thị trường, chất lượng an toàn thực phẩm, hội nhập quốc tế, để có những chương trình hiệu quả hơn, thiết thực hơn cho cán bộ địa phương và người dân.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh: “Cần có các cơ chế chính sách thực sự đổi mới như chính sách cơ chế đất đai, môi trường, tổ hợp tác, các cơ quan nghiên cứu và phát triển để cùng với các địa phương đồng hành thúc đẩy xây dựng NTM một cách hiệu quả. Cần tăng cường hàm lượng khoa học cho các sản phẩm nông nghiệp, chú trọng đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm để tăng tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế, có như vậy mới tăng được thu nhập cho người dân”.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Liên tục nợ thuế, Kim Oanh Group có đủ sức làm dự án 15.000 tỷ đồng?

Kim Oanh Group nợ thuế triền miên vẫn được Bình Dương chấp thuận làm dự án 15.000 tỷ đồng

Nhiều công ty nằm trong hệ sinh thái của Kim Oanh Group liên tục nằm trong danh sách nợ thuế, báo lỗ nhưng gần đây vẫn được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho làm dự án Đầu tư xây dựng Một Thế Giới – The One World (dự án Hoà Lân) với tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.