Chung tay phòng, chống mua bán người: "Lắng nghe nạn nhân - Dẫn lối hành động"

Chia sẻ

Sáng ngày 30/7/2021, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Công an tổ chức sự kiện trực tuyến Chung tay phòng, chống mua bán người nhằm lan toả thông điệp: "Lắng nghe nạn nhân - dẫn lối hành động".

Sự kiện nhằm khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với công tác phòng, chống mua bán người và tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng, chống mua bán người cho nhân dân, phụ nữ và trẻ em.

Bà Hà Thị Nga, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc chương trìnhBà Hà Thị Nga, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc chương trình.

Tham dự chương trình có bà Hà Thị Nga, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; ông Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng ban Chỉ đạo 138 của Chính phủ đồng chủ trì; bà Park Mi Hyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) - Cơ quan Di cư LHQ tại Việt Nam, cùng đại diện Cục Cảnh sát Hình sự, đại diện Bộ đội Biên phòng … và sự đồng hành của Nghệ sĩ ưu tú Xuân Bắc, Hoa hậu Khánh Vân, đông đảo cán bộ hội viên phụ nữ đang xem qua truyền hình trực tuyến.

Đây là năm thứ 6 Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Công an tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7”.

Mua bán người tiếp tục là vấn nạn toàn cầu không chỉ tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, an ninh chính trị của quốc gia mà còn gây tổn thất nặng nề đối với nạn nhân và gia đình của họ. Theo báo cáo toàn cầu về tình hình mua bán người năm 2020 của Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm thì vào năm 2018 có khoảng 50.000 người được phát hiện và báo cáo là nạn nhân của mua bán người tại 148 nước và con số thực tế sẽ còn có thể cao hơn nhiều. 

Ở nước ta, số liệu thống kê của Bộ Công an cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2016- 2020, mỗi năm các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện, bắt giữ 260 vụ, 340 đối tượng liên quan đến tội phạm mua bán người. Số nạn nhân bị lừa bán là gần 500 nạn nhân, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Đáng chú ý, ngoài việc mua bán người nhằm mục đích hoạt động mại dâm, bóc lột sức lao động như trước đây, công an phát hiện một số trường hợp mua bán người nhằm mua bán trẻ sơ sinh, nội tạng, bộ phận cơ thể.

Lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam, lãnh đạo Bộ Công an, đại diện Bộ đội Biên phòng, đại diện Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) - Cơ quan Di cư LHQ tại Việt Nam cùng cam kết Chung tay phòng, chống mua bán ngườiLãnh đạo Hội LHPN Việt Nam, lãnh đạo Bộ Công an, đại diện Bộ đội Biên phòng, đại diện Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) - Cơ quan Di cư LHQ tại Việt Nam cùng cam kết Chung tay phòng, chống mua bán người.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới, thủ đoạn của bọn tội phạm mua bán người có xu hướng tinh vi hơn, sử dụng mạng xã hội nhiều hơn, khiến cho tình trạng mua bán người bị đẩy sâu vào trong bóng tối và gây nhiều khó khăn cho công tác đấu tranh, giải cứu nạn nhân, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm chặn đứng loại tội phạm vô nhân đạo này, trong đó giải pháp về việc lấy nạn nhân làm trung tâm là một trong những giải pháp tiên quyết để giải quyết các vấn đề của nạn nhân và đấu tranh phòng, chống mua bán người. Đó cũng chính là chủ đề của Ngày thế giới phòng, chống mua bán người năm nay được Liên hợp quốc xác định là "Lắng nghe nạn nhân - Dẫn lối hành động", khuyến nghị các quốc gia lấy nạn nhân làm trung tâm trong mọi giải pháp về phòng, chống mua bán người.

Phát biểu khai mạc chương trình, bà Hà Thị Nga, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đã tập trung lãnh, chỉ đạo và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật và các cam kết quốc tế về phòng chống mua bán người với những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình hình mua bán người vẫn diễn biến phức tạp, xuất hiện những thủ đoạn mới tinh vi hơn, nạn nhân là những người yếu thế, phần đông là phụ nữ và trẻ em.

"Chủ đề của Ngày thế giới phòng, chống mua bán người năm nay được Liên hợp quốc xác định là "Lắng nghe nạn nhân - Dẫn lối hành động", khuyến nghị các quốc gia lấy nạn nhân làm trung tâm trong mọi giải pháp về phòng, chống mua bán người. Đây cũng là quan điểm, cách tiếp cận của Chính phủ Việt Nam và là nguyên tắc đã được khẳng định trong Luật phòng, chống mua bán người. Hướng đến sự kiện này, trong tuần qua, cùng với các cấp, các ngành trong cả nước, các cấp Hội phụ nữ đã có nhiều hoạt động tuyên truyền đa dạng trên các kênh thông tin, các mạng xã hội nhằm cung cấp thông tin kịp thời tới hội viên, phụ nữ và phù hợp với bối cảnh dịch bệnh" – bà Nga cho biết.

Cũng tại sự kiện này, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã kêu gọi các cấp Hội Phụ nữ, cán bộ, hội viên, phụ nữ hãy đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nêu cao tinh thần cảnh giác, phối hợp chặt chẽ với ngành công an và các ngành, các cấp chủ động, kịp thời phát hiện, tố giác tội phạm, tư vấn, hỗ trợ cho nạn nhân. 

Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng, chống mua bán người cho người dân ngày càng đổi mới, phù hợp với nhận thức, trình độ của các tầng lớp nhân dân, các địa phương đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững kết hợp với đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giúp người dân yên tâm ổn định cuộc sống tại quê nhà, giảm các nguy cơ phát sinh do di cư thiếu an toàCác cơ quan tư pháp cũng đã đẩy mạnh hoạt động thực thi pháp luật, kịp thời điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người. Đặc biệt, với vai trò nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, lực lượng Công an đã đi đầu thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác điều tra tội phạm, đấu tranh có hiệu quả với những đối tượng chủ mưu cầm đầu đường dây, tập trung các đợt cao điểm trấn áp tội phạm mua bán người trong phạm vi toàn quốc.

Về phía Hội LHPN Việt Nam trong nhiều năm qua đã phát huy thế mạnh của tổ chức trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người với cách tiếp cận truyền thông đa dạng, phối hợp nhiều hình thức như tổ chức các phiên chợ truyền thông, phiên tòa giả định, triển lãm, các hoạt động giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm, truyền thông chung giữa các tỉnh/huyện hai bên biên giới… , chủ động can thiệp, hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ nạn nhân bị mua bán trở về có việc làm, tăng thu nhập để ổn định cuộc sống. Nổi bật là mô hình Ngôi nhà Bình yên được thành lập từ năm 2007 cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân toàn diện và tái hòa nhập cộng đồng hiệu quả, là điểm sáng về bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em.

Tại sự kiện, đối thoại về công tác phòng, chống mua bán người với sự tham gia của đại diện Ngôi nhà Bình yên (Trung tâm Phụ nữ và Phát triển- Hội LHPN Việt Nam), Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng) và sự cam kết của các đại biểu tham dự cũng sẽ tiếp tục thể hiện sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương và địa phương trong công tác đấu tranh, xử lý các vụ án mua bán người cũng như bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán để cùng nhau chung tay đẩy lùi tội phạm mua bán người, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Cũng trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7, các hoạt động truyền thông về phòng, chống mua bán người được đẩy mạnh trên các kênh thông tin, các mạng xã hội nhằm cung cấp thông tin kịp thời tới hội viên, phụ nữ, người dân và phù hợp với bối cảnh dịch bệnh. Chỉ tính riêng trên trang facebook của Trung ương Hội, trong vòng 1 tuần, các bài tuyên truyền về phòng chống mua bán người đã tiếp cận gần 130 nghìn lượt người. Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến với 5 bài thi sau 5 ngày đã thu hút được sự tham gia của hơn 19 nghìn lượt hội viên, phụ nữ và nhân dân.

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(PNTĐ) - Chiều 18/4, đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ngành.
Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.