“Chúng tôi yên tâm khi được lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ“

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong đêm 10/9 và rạng sáng 11/9, hơn 300 hộ dân sống ở Tổ dân phố Đông Ngạc 1, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm được di dời đến nơi an toàn để tránh lũ. Rất nhiều người dân cảm thấy xúc động trước sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự giúp đỡ của người dân xung quanh.

Theo ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm), đến 11h trưa nay, 11/9, mực nước trên sông Hồng đang ở mức báo động II, một số tuyến đường, khu vực cổng trường trên địa bàn phường đã xuất hiện ngập úng.

“Chúng tôi yên tâm khi được lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ“ - ảnh 1
Gia đình chị Hường, bà Oanh đang trú tại Nhà văn hoá số 4 phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của thành phố và quận Bắc Từ Liêm, phường Đông Ngạc đã xây dựng phương án, thông báo đến nhân dân chủ động phòng chống lụt bão, nhất là khu vực ngoài đê sông Hồng để vận động người dân tới nơi an toàn, đi học của nhân dân, dạy và học của các nhà trường.

"Đêm qua 10/9, chúng tôi vận động đề nghị các hộ dân tại tổ dân phố Đông Ngạc 1 di dời, với 340 hộ với 1.200 nhân khẩu di dời tới nơi an toàn, tránh ngâp lụt..." - ông Cường thông tin.

“Chúng tôi yên tâm khi được lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ“ - ảnh 2
Bên cạnh việc chuẩn bị các nhu yếu phẩm cần thiết, chính quyền địa phương còn chuẩn bị các suất ăn cho người dân khi tạm trú ở đây.

Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc cũng cho biết, địa phương đã chuẩn bị 5 nhà văn hóa cùng 3 trường học trên địa bàn, hỗ trợ người dân tạm trú đến nơi an toàn, tránh ngập lụt. "Phường kiểm tra cơ sở vật chất, đảm bảo nhu yếu phẩm cho người dân tạm trú, tránh lụt bão…", ông Cường cho biết.

Gia đình chị Phạm Thu Hường, trú tại TDP Đông Ngạc 1 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có 9 người đang chung sống trong căn nhà hai tầng ven đê. Đến 1h30 đêm qua, nước bắt đầu ngấp nghé vào trong ngõ, gia đình chị cùng với các hộ gia đình khác được vận động di dời đến những nơi an toàn.

Trước khi đi, gia đình chị đã sắp xếp lại đồ đạc gọn gàng, những đồ điện tử dồn lên tầng 2 để tránh bị hỏng khi nước tràn vào nhà. Được sự hỗ trợ của các ngành, đoàn thể, Hội Phụ nữ, Công an phường..., gia đình chị đến tạm trú tại Nhà văn hoá số 4 phường Đông Ngạc. "Lúc đầu, tôi cũng hơi lo lắng, nhưng khi đến đây, thấy mọi người đã chuẩn bị sẵn chỗ ăn nghỉ, nhu yếu phẩm cần thiết, chúng tôi cũng cảm thấy yên tâm hơn” - chị Hường nói.

“Chúng tôi yên tâm khi được lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ“ - ảnh 3
Những suất cơm đầy đủ dinh dưỡng,

Hôm nay, chị Hường xin nghỉ làm ở nhà để chăm sóc các con và hai mẹ già. Theo lời kể của chị Hường, khi có lệnh di dời chỗ ở, gia đình chị vội vã mang một ít quần áo, đồ dùng và sữa cho các con. “Ở đây, đã có sẵn trứng, mì tôm, nhu yếu phẩm nên chúng tôi không quá lo lắng về nơi ăn, chốn ở. Bác sỹ ở phường cũng đã khám sức khoẻ cho gia đình, đặc biệt quan tâm đến người già và trẻ nhỏ” - chị Hường xúc động.

Chị Hường cho biết, gia đình chị có 9 người đang sinh sống, trong đó, có mẹ chồng chị năm nay đã gần 80 tuổi, vợ chồng chị và 4 con, con lớn nhất đang học lớp 6, con bé nhất mới 2 tuổi. Trong nhà chị còn có một người giúp việc chăm sóc cậu con trai bị bại não nằm một chỗ.

“Chúng tôi yên tâm khi được lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ“ - ảnh 4
Các cán bộ, tổ trưởng Tổ dân phố sắp xếp nơi ở cho người dân có thể di dời đến tạm trú trong thời gian mưa lũ.

Hai ngày trước khi bão, mẹ chị là bà Nguyễn Thị Oanh từ Đoan Hùng, Phú Thọ xuống chơi với các cháu thì gặp bão. Từ đó đến nay, bà không thể về quê được do bão lũ.

Ngồi ở Nhà văn hoá số 4, phường Đông Ngạc, bà Oanh thở dài: Tôi lo lắng quá. Nhà tôi ở quê cũng đang bão lũ, nguy cơ sạt lở đất rất cao. Chồng tôi phải di tản xuống nhà người thân lánh nạn. Con gái đầu của chúng tôi lấy chồng ở Trấn Yên, Yên Bái, từ khi lũ về, cũng không liên lạc được. Giờ nhà con gái thứ hai cũng phải di tản chống bão. Nhà mỗi người một nơi tránh lũ mà điện thoại cũng không liên lạc được”.

“Chúng tôi yên tâm khi được lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ“ - ảnh 5
Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương đến thăm hỏi, tặng quà người dân chịu ảnh hưởng bởi cơn bão lũ.

Theo chị Hường, bà Oanh, ở đây, người dân được chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo chỗ ăn ở sạch sẽ. Bà rơm rớm nước mắt: “Trong cơn bão lũ, gia đình tôi vẫn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhân dân. Tôi vô cùng xúc động”.

Cầm suất cơm đầy đủ dinh dưỡng, nóng hổi trên tay, chị Ngô Thị Loan, ở ngõ 6, TDP Đông Ngạc 1 xúc động nói: “Tôi thấy may mắn cho gia đình vì khi hoạn nạn vẫn luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và người dân. Tôi chỉ mong lũ lụt qua đi để dọn dẹp lại nhà cửa, ổn định lại cuộc sống”.

“Chúng tôi yên tâm khi được lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ“ - ảnh 6
Các cán bộ, chiến sĩ, công an túc trực phòng chống lụt bão.

Đến thăm hỏi và động viên người dân được di dời đến nhà văn hoá số 4 phường Đông Ngạc, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương kiểm tra điều kiện vật chất, nơi ăn ở của người dân nơi đây, đồng thời chia sẻ với những vất vả, khó khăn mà người dân đang phải trải qua. Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cũng tặng những phần quà động viên, khích lệ tinh thần người dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

Thể hiện “Tinh thần tương thân, tương ái” bằng những hành động thiết thực

Thể hiện “Tinh thần tương thân, tương ái” bằng những hành động thiết thực

(PNTĐ) - Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024 diễn ra vào ngày 16/10 tới đây sẽ công bố hoàn thành  Chương trình xóa nhà ở xuống cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Thành phố với714 nhà Đại đoàn kết; Trao hỗ trợ khắc phục hậu quả bão, lũ trên địa bàn Thành phố gồm 29 nhà xây mới, 251 nhà sửa chữa từ nguồn Quỹ “Cứu trợ” cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác.
Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững

Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững

(PNTĐ) - Việc lựa chọn chủ đề cuộc thi năm 2024 là "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh" rất thiết thực, có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây nên những tổn thất đặc biệt nặng nề trong thời gian vừa qua. Qua đó, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững và thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050.