Công khai để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng

Chia sẻ

“Quan điểm là quyết tâm thực hiện, không nợ chỉ tiêu, kể cả những việc khó, đồng thời công khai để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.

Nội dung trên đượcPhó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVII) về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” chủ trì giao ban kết quả thực hiện quý I; triển khai nhiệm vụ quý II và các tháng tiếp theo năm 2022 của Ban Chỉ đạo, sáng 13/4.

Báo cáo kết quả 3 tháng đầu năm 2022 tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Hoàng Thành Thái cho biết, mặc dù dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh vàđời sống của nhân dân, tuy nhiên, thành phốđã chỉđạo thực hiện quyết liệt các biện pháp cấp bách trong công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần giảm thiểu tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụđể bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và cuộc sống của nhân dân trên địa bàn. 

Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận hội nghịTrưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận hội nghị

Cơ quan thường trực Ban Chỉđạo (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) đã họp rà soát các chỉ tiêu lĩnh vực y tế; Ban Cán sựđảng UBND thành phố báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy vềĐềán Đầu tư xây dựng hệ thống y tế thành phố giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo; HĐND thành phốđã thông qua nghị quyết để bố trí nguồn vốn đầu tư công của thành phố.

Theo đó, các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của chương trình đãđược các cấp, ngành triển khai quyết liệt. Đến nay, toàn thành phố có 3.612 hộ nghèo, chiếm 0,16% tổng số hộ dân toàn thành phố và 30.176 hộ cận nghèo, chiếm 1,38%; giải quyết việc làm cho 50.019/160.000 lao động, đạt 31,3% kế hoạch năm (tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2021).

Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phốđã tuyển sinh được 20.839/224.500 lượt người, đạt 9,3% kế hoạch tuyển sinh năm 2022 (tăng 44% so với cùng kỳ năm trước); tỷ lệ hỏa táng của thành phốđến nay đạt 68%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tếđạt 91,8% dân số (chưa bao gồm lực lượng vũ trang), đạt 92,5% kế hoạch năm 2022; số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2021; các chỉ tiêu về y tế tại chương trình cơ bản đã hoàn thành theo kế hoạch...

Công tác hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và hỗ trợ các đối tượng theo chính sách đặc thù của thành phố quy định tại Nghị quyết số 15/NQ-UBND của Thường trực HĐND thành phố vẫn đang được các sở, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định. Đến nay, các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và các quận, huyện, thị xãđã thực hiện chính sách của Trung ương, đặc thù của thành phố Hà Nội và huy động xã hội hóa để hỗ trợ cho trên 5,64 triệu lượt đối tượng với kinh phí 7.152,8 tỷđồng (trong đó, hỗ trợ bằng tiền là 6.843 tỷđồng; hỗ trợ cho vay là 309,7 tỷđồng).

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đánh giá, kết quảđạt được trong quý I-2022 cơ bản bảo đảm theo tiến độ của chương trình đề ra. Đặc biệt, các sở, ngành, quận, huyện, thị xãđã nỗ lực, cố gắng rà soát, đề xuất thành phốđưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn cho 3 lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục.

Để thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát lại toàn bộ các chỉ tiêu, đặc biệt là những chỉ tiêu trong năm 2021 chưa hoàn thành đểđề xuất Ban Chỉđạo các giải pháp khắc phục ngay. Ngoài tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc, Ban Chỉđạo cũng cần có thêm các hội nghị giao ban trực tuyến cấp thành phố với các địa phương, để mỗi địa phương trao đổi, đề xuất các giải pháp, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các mục tiêu của chương trình.

“Trong quý II-2022, thành phố phải tập trung công tác tuyển sinh đầu cấp, vì thế, ngành Giáo dục và các ngành cần phối hợp để triển khai hiệu quả, trong đó cần quan tâm việc hạn chế học sinh trái tuyến và giảm sĩ số học sinh/lớp”, đồng chí Chử Xuân Dũng yêu cầu.

Kết luận hội nghị, Trưởng ban Chỉđạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá cao những kết quả triển khai trọng tâm 3 tháng đầu năm 2022. Trong đó, các chỉ tiêu, nhiệm vụđược triển khai trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân, bảo đảm hệ thống y tế và hỗ trợ y tếđối với các đối tượng bịảnh hưởng bởi dịch bệnh nhằm mục đích cao nhất là phục vụ cử tri, nhân dân Thủđô.

Thành phốđang quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động mọi nguồn lực đểđầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến đời sống dân sinh. Ngoài ra, nhiều chỉ tiêu như việc làm, nước sạch, bảo hiểm xã hội, chính sách dân tộc… cũng được HĐND thành phố ban hành.

Về phương hướng, nhiệm vụ quý II và những tháng tiếp theo năm 2022, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các sở, ngành, địa phương lồng ghép vào nhiệm vụ cả năm của đơn vị mình. Trong đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, đổi mới phương pháp, cách làm để thực hiện hiệu quả, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu.

“Quan điểm là quyết tâm thực hiện, không nợ chỉ tiêu, kể cả những việc khó, đồng thời công khai để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh.

Để thực hiện quyết tâm trên, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị các sở, ngành, địa phương khai thác, thực hiện toàn diện các nội dung theo kế hoạch. Ngoài việc thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương, thành phố, các đơn vị cũng cần tham mưu bổ sung cơ chế, chính sách, đề xuất thành phốđể thực hiện hiệu quả chương trình. Cách thức tổ chức thực hiện phải định lượng rõ từng việc, phân rõ trách nhiệm của từng ngành, địa phương để phối hợp chặt chẽ, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu đề ra.

Về kế hoạch kiểm tra các đơn vị triển khai thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định đây là nhiệm vụ quan trọng trong quý II-2022. Tuy nhiên, cách thức làm phải khoa học, hiệu quả; qua kiểm tra nhằm đánh giá rõ kết quả, khó khăn, vướng mắc để có giải pháp kịp thời.

HL

 

Tin cùng chuyên mục

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

Quận Tây Hồ: Phấn đấu "đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác"

(PNTĐ) -  Sáng 27/4, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ phát động ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT), trật tự đô thị (TTĐT) với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các lực lượng, đơn vị trên địa bàn quận. Hoạt động nhằm  đảm bảo công tác VSMT, TTĐT trên địa bàn Quận nói chung và xung quanh Hồ Tây nói riêng từng bước đi vào nề nếp.
Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(PNTĐ) - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”; tổng kết Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 70 năm Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.