Nhân ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái 29/11

Cuộc chiến chống hàng giả cần sự vào cuộc của cả xã hội

HOÀNG GIANG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trên thị trường hiện nay, nạn hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại, xâm phạm bản quyền thương hiệu của doanh nghiệp đang là vấn đề báo động. Nó không chỉ làm thiệt hại về doanh thu và giảm uy tín của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người dân.

Sau khi Chính phủ chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trở lại bình thường nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng với phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn. Các mặt hàng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chủ yếu là hàng tiêu dùng, thiết yếu như xăng dầu, khoáng sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp, sản phẩm và nguyên liệu sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế, sản phẩm và nguyên liệu may mặc, linh kiện điện tử, điện thoại di động...

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra và phát hiện rất nhiều vụ việc sản xuất phân bón giả ngay ở trong thị trường nội địa. Nhiều vụ việc vi phạm rất nghiêm trọng, thậm chí trộn cả đất, xỉ vào để làm phân bón bán ra ngoài thị trường. 

Hoặc gần nhất, Tổng cục  quản lý thị trường – Bộ Công thương phối hợp với Cơ quan Công an chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh kiểm tra, bắt giữ 20 tấn nước hoa của các thương hiệu nổi tiếng có dấu hiệu giả mạo.

Cuộc chiến chống hàng giả cần sự vào cuộc của cả xã hội - ảnh 1
Tập huấn công nghệ QRcode trong chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu

Với một nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập như nước ta, để hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn không chỉ gây thất thu cho ngân sách nhà nước, mà còn làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa. Chính vì vậy, việc chống hàng giả, hàng nhái; bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng.

Nhằm góp sức vào cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, ngày 19/4/2019, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã thành lập Trung tâm Tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (PCCP) theo Quyết định số 388/QĐ-LHHVN. Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ tập hợp các nhà khoa học để thực hiện các đề tài, dự án về tư vấn chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để bảo vệ thương hiệu, bảo vệ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp và lợi ích hợp pháp người tiêu dùng. 

Một trong những thành quả từ trí tuệ và tâm huyết của nhiều cán bộ khoa học, nhà nghiên cứu của PCCP là sự ra đời của hệ thống mã QRcode tiên tiến hàng đầu hiện nay. Công nghệ này giúp phân biệt hàng giả, hàng nhái, giúp các doanh nghiệp bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu của mình.

Đặc biệt hơn, PCCP còn xây dựng hệ thống ngân hàng dữ liệu, lưu giữ mẫu vật phẩm làm đối chứng cho các nhà sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa để giải quyết tranh chấp thương mại trong nước và quốc tế…

Đến nay, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, Trung tâm PCCP đã xây dựng được mạng lưới các văn phòng ở 40 tỉnh, thành phố trực thuộc sự quản lý của 3 văn phòng miền Bắc, miền Trung và miền Nam, để thuận lợi cho các doanh nghiệp được dễ dàng tiếp cận với chương trình chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu. 

Đặc biệt hơn, Trung tâm PCCP còn xây dựng “Ngân hàng dữ liệu các sản phẩm thương mại đang lưu hành ở Việt Nam”, lưu giữ mẫu vật phẩm làm đối chứng cho các nhà sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa. Từ đó, tạo ra một hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ công tác quản lý hoạt động thương mại một cách nhanh chóng, thuận tiện và thống nhất; giúp cho sự phát triển và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp được thuận lợi; đồng thời nâng cao kiến thức và kỹ năng của người tiêu dùng đối với hoạt động này.

Theo ông Nguyễn Thành Đồng – Phó Giám đốc Trung tâm PCCP: Mặt trận chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là mặt trận cam go, quyết liệt; bởi lẽ, các đối tượng sản xuất những mặt hàng này ngày càng tinh vi và chúng ta cần phải loại bỏ. Để chiến thắng trên mặt trận chống “giặc giả”, cần có hệ thống các văn phòng tỉnh, sẽ là những cánh tay nối dài của PCCP, cùng nhau thực hiện sứ mệnh cao cả, cùng chống “giặc giả” để bảo vệ thương hiệu, bảo vệ người tiêu dùng.

Trong “cuộc chiến không tiếng súng” này, đội  ngũ cán bộ, nhân viên của PCCP như những “chiến binh” dũng cảm, mang trí tuệ và sức lực của mình để vượt lên tất cả những khó khăn, gian khổ, góp phần vào công cuộc chống hàng giả. Đơn cử như cán bộ, nhân viên Văn phòng miền Bắc, đa phần là chị em phụ nữ, cũng sẵn sàng vượt hàng trăm cây số trong đêm từ Hà Nội lên Hà Giang - mảnh đất biên cương của Tổ quốc, rồi ngay trong ngày lại “hành quân” từ Hà Giang về Thái Nguyên - Thủ đô kháng chiến, để đặt những “viên gạch” đầu tiên dựng nền móng cho công cuộc chống hành giả và bảo vệ thương hiệu trong thời đại công nghệ số, chuyển đổi số….

Quyết tâm là vậy, nhiệt huyết là vậy, nhưng để chiến thắng trên mặt trận chống “giặc giả”, đội ngũ cán bộ PCCP rất cần sự đồng hành, chung tay của các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và cả người dân, để tạo nên sức mạnh tổng hợp. 

“Chúng tôi vui và hạnh phúc cùng khát vọng tột cùng cho sự cống hiến vì cộng đồng, vì sự phát triển thịnh vượng của đất nước Việt Nam” – đó là tâm sự đầy nhiệt huyết của bà Nguyễn Thị Lệ- Trưởng văn phòng miền Bắc và cũng là quyết tâm của tất cả CBNV Trung tâm Tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.

Mục tiêu đề ra đầu quý I/2023, trung tâm sẽ phủ kín các văn phòng đại diện ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý nhanh gọn, đơn giản nhất để bảo vệ thương hiệu, giúp doanh nghiệp an tâm trong quá trình phát triển kinh doanh; đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(PNTĐ) - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”; tổng kết Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 70 năm Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bảo mật dữ liệu trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Sau khi xảy ra liên tiếp các vụ tấn công mã hóa dữ liệu, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư hơn vào an toàn thông tin. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã ráo riết chỉ đạo công tác này.
Hà Nội công nhận Điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng

Hà Nội công nhận Điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng

(PNTĐ) - Tối 26/4, Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Long Biên long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề gắn với Lễ hội truyền thống đình làng Lệ Mật.