Đại biểu Quốc hội: Các đơn vị sự nghiệp khó khăn khi tăng lương cơ sở 30%

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 25/6, thảo luận tại tổ về nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024, các đại biểu Quốc hội bày tỏ nhất trí cao việc Chính phủ thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương với nhiều điểm tiến bộ. Tuy nhiên, với mức tăng 30% lương cơ sở, các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ đối diện với nhiều khó khăn.

Đại biểu Lê Quân (Đoàn Hà Nội) bày tỏ sự nhất trí với việc thực hiện tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024. Tuy nhiên, theo đại biểu, bản chất của cải cách tiền lương phải đi cùng vị trí việc làm, năng lực làm việc và kết quả làm việc.

Đại biểu Quốc hội: Các đơn vị sự nghiệp khó khăn khi tăng lương cơ sở 30% - ảnh 1
Đại biểu Lê Quân (đoàn Hà Nội)

Nghị quyết số 27-NQ/TƯ hướng tới trả lương theo vị trí việc làm, cải cách được việc phân công, bố trí công việc. Trong đó, năng lực chuyên môn sáng tạo, kỹ năng tốt... thì đòi hỏi phải lương cao hơn. Song thực tế hiện nay chúng ta đang dùng bằng cấp để xếp lương. 

Theo đại biểu, việc tăng 30% lương cơ sở là quan trọng, Chính phủ thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương có nhiều điểm tiến bộ, trong đó đã bù đắp thu nhập cho những người hưởng mức lương dưới 3,2-3,5 triệu đồng/tháng.

Đại biểu Lê Quân cho rằng, thực tế điều này sẽ là khó khăn đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có thực trạng tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Vì vậy, đại biểu đề nghị nên cho phép đơn vị nào xây dựng vị trí việc làm thì thực hiện luôn và cần cân nhắc đối với các đơn vị sự nghiệp, nhất là đơn vị đã thực hiện tự chủ, đơn vị khối giáo dục, y tế…

Đại biểu Quốc hội: Các đơn vị sự nghiệp khó khăn khi tăng lương cơ sở 30% - ảnh 2
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn Hà Nội)

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và Bộ Nội vụ, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn Hà Nội) cho rằng, trong tình hình hiện nay thì phương án Chính phủ trình là khả thi nhất, bảo đảm ổn định khi thực hiện.

Đại biểu cũng đồng ý với những khó khăn của Chính phủ nêu báo cáo trong xây dựng bảng lương mới, phê duyệt vị trí việc làm. Thực tế cho thấy việc xây dựng vị trí việc làm còn nhiều khó khăn, có nhiều vị trí chưa xây dựng được do các bộ, ban, ngành chưa hướng dẫn vị trí việc làm đó.

Về 5 nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, theo đại biểu, tổng nhu cầu kinh phí cho tăng lương cơ sở khoảng 913 nghìn tỷ đồng, được cân đối trong ba năm 2024-2026. Tuy nhiên, trong báo cáo Chính phủ chưa làm rõ có làm tăng tổng chi ngân sách nhà nước không, hay làm giảm các nguồn chi khác.

Đại biểu bày tỏ băn khoăn về việc áp dụng với các đơn vị sự nghiệp, cụ thể với ngành Y tế, tăng lương sẽ làm tăng giá dịch vụ y tế. Đề nghị Chính phủ đánh giá tác động về tăng giá tiêu dùng khi tăng lương và tính lại thuế thu nhập cá nhân, xem xét mức giảm trừ gia cảnh.

Đại biểu Quốc hội: Các đơn vị sự nghiệp khó khăn khi tăng lương cơ sở 30% - ảnh 3
Đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn Hà Nội)

Đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn Hà Nội) cho rằng, Chính phủ đã nhìn thấy các bất cập, khó khăn và thẳng thắn nêu trong báo cáo. Chính phủ cần đánh giá sâu hơn về cải cách tiền lương theo vị trí việc làm, đồng thời tích cực tinh giản biên chế; giảm dần phụ cấp một số ngành không phù hợp.

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn Hà Nội) đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khối y tế, giáo dục thực hiện tự chủ thì việc tăng 30% lương cơ sở là rất lớn. Với các trường khối nông nghiệp, tự chủ đã là rất cố gắng, khi tăng lương, cơ sở giáo dục sẽ tăng học phí, ảnh hưởng đến sinh viên... Vì vậy, đại biểu đề nghị nếu bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/2024, đơn vị nào đã sẵn sàng thì thực hiện, còn lại nên vận động tuyên truyền.

Đại biểu Quốc hội: Các đơn vị sự nghiệp khó khăn khi tăng lương cơ sở 30% - ảnh 4
Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai

Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho biết, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ Hà Nội cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục báo cáo Quốc hội đánh giá tác động kỹ phương án nguồn thực hiện với đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, có ý kiến đề nghị đơn vị nào sẵn sàng thì thực hiện ngay, còn những đơn vị còn khó khăn thì phải có phương án khả thi. Cùng đó, xem xét giảm trừ gia cảnh khi thực hiện thuế thu nhập cá nhân; có biện pháp kiểm soát giá tiêu dùng, tránh tình trạng lương chưa tăng giá đã tăng.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Thành phố dâng hương tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Vương Thừa Vũ

Đoàn đại biểu Thành phố dâng hương tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Vương Thừa Vũ

(PNTĐ) - Trước anh linh đồng chí Trung tướng Vương Thừa Vũ, đúng dịp đại lễ kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954 - 6/10/2024), các đồng chí lãnh đạo thành phố nguyện kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng của thế hệ cha anh đi trước, truyền thống lịch sử nghìn năm văn hiến và anh hùng của Thủ đô Hà Nội, tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, chung sức, đồng lòng, tập trung khai thác mọi nguồn lực, phát huy các giá trị xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

(PNTĐ) - Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long là một trong những điểm nhấn của Lễ hội Áo dài Du lịch năm 2024 do Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp Sở Du lịch Hà Nội tổ chức sáng ngày 5/10 đã góp phần lan tỏa tình yêu Hà Nội, tình yêu áo dài truyền thống dân tộc.
Cầu nối quan trọng, nâng cao năng lực cạnh tranh của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam

Cầu nối quan trọng, nâng cao năng lực cạnh tranh của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam

(PNTĐ) - Sáng 5/10, Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ Châu Á-Thái Bình Dương 2024 đã bế mạc tại Hà Nội. Sau 2 ngày diễn ra, Hội nghị đã thu được những kết quả tốt đẹp, tiếp tục trở thành cầu nối quan trọng cho các nữ trí thức giao lưu, học tập, trao đổi và phát huy khả năng của mình.
Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

(PNTĐ) - Việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã mang lại chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn đó những hành vi ứng xử thiếu văn minh. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, các cấp Hội LHPN quận Nam Từ Liêm đã triển khai mô hình "Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện quy tắc ứng xử", với nhiều hoạt động nhằm lan tỏa nếp sống văn minh trong cộng đồng.
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024: Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống, khám phá du lịch Thủ đô

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024: Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống, khám phá du lịch Thủ đô

(PNTĐ) - Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 mở ra định hướng mới cho phát triển văn hóa, du lịch Thủ đô, góp phần để Việt Nam và Hà Nội trở thành điểm đến yêu mến và sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách trong nước và bạn bè quốc tế, là Điểm đến du lịch Thành phố hàng đầu thế giới.