Đại biểu Quốc hội kiến nghị phân biệt rõ bảo hiểm vi mô với loại hình bảo hiểm khác

Chia sẻ

Sáng 29/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước) cơ bản tán thành cao việc sửa đổi toàn diện Luật kinh doanh bảo hiểm. Nhiều quy định mới được sửa theo hướng bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm; Đồng thời khắc phục những bất cập hiện nay, là những quy định không thống nhất, không đồng bộ với quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật dân sự hiện hành và một số quy định chưa theo kịp với quốc tế như quy định về phòng, chống trục lợi bảo hiểm, rửa tiền và chưa quy định chặt chẽ về minh bạch hóa các thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm cũng như khách hàng.

Về hợp đồng bảo hiểm, theo đại biểu Điểu Huỳnh Sang, hợp đồng bảo hiểm là chế định quan trọng, là trung tâm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Dự thảo luật tuy đã bổ sung một số quy định liên quan đến kiểm soát nội dung hợp đồng bảo hiểm, với tư cách là một hợp đồng gia nhập, nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước. Tuy nhiên, quy định chưa rõ về việc bảo vệ quyền lợi của cá nhân, đơn vị mua bảo hiểm.
Quang cảnh phiên họp sáng 29/10.Quang cảnh phiên họp sáng 29/10.

Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định này theo hướng đảm bảo sự bình đẳng và quyền lợi hợp pháp chính đáng của cả người cung cấp dịch vụ và người mua bảo hiểm.

Liên quan đến bảo hiểm vi mô, đại biểu Sang nêu rõ, bảo hiểm vi mô giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, bao gồm các sản phẩm bảo hiểm được thiết kế cung cấp cho người nghèo, người thu nhập thấp và những người yếu thế trong xã hội với đặc điểm phí bảo hiểm thấp, số tiền bảo hiểm nhỏ, sản phẩm bảo hiểm đơn giản, dễ hiểu nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống. Bảo hiểm vi mô là một trong những giải pháp góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện giúp người nghèo có thói quen tích lũy tài chính.

Thực tế bảo hiểm vi mô này rất cần, đặc biệt là đối với các nhóm yếu thế, mang lại lợi ích rất lớn cho toàn xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai tại Việt Nam chưa thật sự phát triển do bộ phận chủ yếu hướng đến của sản phẩm bảo hiểm vi mô thường ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khó tiếp cận, chi phí triển khai thường lớn hơn các sản phẩm bảo hiểm thông thường nhưng rủi ro nhiều hơn nên đa số doanh nghiệp đang kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam cũng chưa muốn cung cấp bảo hiểm vi mô và thực tế vẫn còn khoảng trống về chính sách pháp luật đối với loại hình bảo hiểm vi mô.

Đến nay, tỷ lệ tham gia bảo hiểm vi mô ở nước ta có khoảng 200.000 hợp đồng. Những người được bảo hiểm này đã được bảo hiểm chi trả bồi thường khi không may xảy ra tai nạn, ốm đau mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước. Chủ thể cung ứng bảo hiểm vi mô có thể là các doanh nghiệp kinh doanh và tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp.

Theo dự thảo Luật sửa đổi, các tổ chức được cung cấp sản phẩ m bảo hiểm vi mô gồm doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp phép thành lập và hoạt động để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô cho chính các thành viên của mình. Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý của các tổ chức tương hỗ quy định tại dự thảo luật chưa chặt chẽ, không cụ thể về ngăn ngừa rủi ro. Trong khi đó, đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển, đối tượng tham gia rất đông và nếu có rủi ro thì tác động rất lớn đến xã hội.

Dự thảo luật lại giao Chính phủ quy định về điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động, tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro, hoạt động nghiệp vụ, chế độ tài chính và quản lý nhà nước đối với tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vĩ mô. Nhằm tạo điều kiện thu hút cá nhân, tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho người nghèo, quy định về loại hình tổ chức, các điều kiện cấp phép để tổ chức bảo hiểm vi mô có thể đăng ký thành lập được, các loại hình bảo hiểm vi mô giúp cho người nghèo có nhiều lựa chọn hơn, định hướng về việc thành lập xã hội, doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực kinh doanh, bảo hiểm vi mô phù hợp với xu thế của đất nước.

Để đảm bảo tính khả thi của dự thảo luật, tôi đề nghị Ban soạn thảo, làm rõ yêu cầu lợi nhuận phi lợi nhuận của bảo hiểm vi mô, đồng thời đánh giá kỹ tác động về kinh tế, chi phí lợi ích của loại hình bảo hiểm này, bổ sung đầy đủ các quy định về bảo hiểm vi mô và làm rõ sự khác biệt giữa loại hình bảo hiểm vi mô với các bảo hiểm thông thường. Xác định rõ vai trò của các tổ chức tham gia.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

 Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

(PNTĐ) -Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Từ 1/4, Hà Nội thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024

Từ 1/4, Hà Nội thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024

(PNTĐ) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, thực hiện cuộc Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024 diễn ra từ ngày 1/4 đến 30/4, Thành phố có 2.441 địa bàn điều tra, với 58.440 hộ điều tra phiếu ngắn, 14.790 hộ điều tra phiếu dài tại 557 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.