Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội: Cần tăng cường thảo luận về việc tiếp tục mở ra bức tranh mới

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội cần tăng cường thảo luận về việc tiếp tục mở ra bức tranh mới, có thay đổi về tư duy, vừa phát triển nét đặc thù của vùng dân tộc, vừa thúc đẩy phát triển phương thức sản xuất, tổ chức sản xuất..., để phát huy được đặc thù của từng vùng. Việc phát triển này không chỉ về sản xuất nông nghiệp, làng nghề đơn thuần mà cần gắn với phát triển du lịch.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh tại Hội nghị Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024.

Báo cáo công tác triển khai tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp thành phố, cấp huyện lần thứ IV năm 2024, Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho biết, thành phố Hà Nội có 4 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức đủ điều kiện tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện năm 2024. Đến thời điểm này, các huyện đã ban hành thông tri, kế hoạch tổ chức đại hội, thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, các Tiểu ban giúp việc đại hội và đang tích cực triển khai các bước tổ chức đại hội.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội: Cần tăng cường thảo luận về việc tiếp tục mở ra bức tranh mới - ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu kết luận hội nghị.
Ảnh: Hiền Thu

Theo đó, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Thạch Thất lần thứ IV dự kiến diễn ra từ ngày 10-15/6/2024, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao huyện.

Hiện nay, các công việc triển khai chuẩn bị cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp thành phố lần thứ IV năm 2024 bảo đảm tiến độ, bám sát Thông tri số 16-TT/TU ngày 14/3/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc lãnh đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp thành phố lần thứ IV năm 2024 và Hướng dẫn số 01/HD-BCĐ ngày 8/4/2024 của Ban Chỉ đạo thành phố về tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện của thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024.

Về kế hoạch tổ chức đại hội cấp thành phố, chủ đề đại hội là “Cộng đồng các dân tộc thành phố Hà Nội đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững, văn hiến, văn minh, hiện đại”.

Dự kiến thời gian tổ chức trong 2 ngày trung tuần tháng 10/2024 (từ 21-25/10/2024), tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đại biểu chính thức dự đại hội có 250 người; với khoảng 200 đại biểu khách mời.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp thành phố lần thứ IV năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Thành phố đối với đồng bào các dân tộc.

Ghi nhận công tác chuẩn bị bài bản, đúng hướng dẫn, đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị Ban Dân tộc và các địa phương nhận thức rõ công tác dân tộc ở Thủ đô Hà Nội rất đặc thù, gắn chặt với quá trình xây dựng nông thôn mới.

Thành phố Hà Nội luôn quan tâm tới công tác dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số và đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, đời sống bà con còn nhiều khó khăn. Thành phố Hà Nội phấn đấu hết năm 2025 hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, trong đại hội lần này, cần tăng cường thảo luận về việc tiếp tục mở ra bức tranh mới, có thay đổi về tư duy, vừa phát triển nét đặc thù của vùng dân tộc, vừa thúc đẩy phát triển phương thức sản xuất, tổ chức sản xuất..., để phát huy được đặc thù của từng vùng. Việc phát triển này không chỉ về sản xuất nông nghiệp, làng nghề đơn thuần mà cần gắn với phát triển du lịch.

Cơ bản đồng đồng tình với tên gọi, chủ đề đại hội, số lượng đại biểu, thành viên đoàn chủ tịch..., Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền lưu ý, Báo cáo chính trị cần nhấn mạnh kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua và mục tiêu trong giai đoạn tới. Cùng với đó, cần hoàn thiện sớm các nội dung công tác khen thưởng, tăng cường công tác tuyên truyền, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thành phố với đồng bào dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Sáng ngời những tấm gương thương binh, thanh niên xung phong

Sáng ngời những tấm gương thương binh, thanh niên xung phong

(PNTĐ) - Cuộc chiến hào hùng giành độc lập cho dân tộc, Tổ quốc Việt Nam đã qua đi, những người chiến sĩ năm xưa nay trở về đời thường mang trên mình những thương tật, di chứng trên cơ thể nhưng vẫn miệt mài hăng say lao động, gương mẫu trong nuôi dạy con cháu, xây dựng gia đình hạnh phúc và góp phần xây dựng cho Thủ đô văn minh, hiện đại.
Bảo tồn và phát triển kinh tế từ các sản phẩm mít ngon

Bảo tồn và phát triển kinh tế từ các sản phẩm mít ngon

(PNTĐ) - Cây mít từ lâu đã gắn bó với hình ảnh ảnh miền quê Bắc Bộ “nhà ngói cây mít”, rất thân thuộc với mỗi người dân ở làng quê. Trái mít dai, mít na… là những giống mít bản địa cho quả chất lượng ngon, năng suất cao, đang được thành phố Hà Nội đưa vào diện bảo tồn, phát triển nguồn gen quý và tiến tới phát triển sản phẩm từ trồng đến tiêu thụ trên thị trường.
Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.