Dấu ấn Việt Nam tại phiên thảo luận mở cấp cao ở Hội đồng Bảo An

Chia sẻ

Đây là lần đầu tiên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì một hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an, gửi đi thông điệp ở cấp cao nhất về định hướng, tầm nhìn và khát vọng phát triển, đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa chủ trì phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về “Tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc với các tổ chức khu vực nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột”. Sáng kiến của Việt Nam đã được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và đại diện các nước thành viên HĐBA đánh giá cao.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Phiên thảo luận mở do Việt Nam đề xuất đã thu hút sự tham gia của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, nguyên Tổng thư ký Ban Ki-moon, lãnh đạo cấp cao và đại diện của 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an cùng 5 tổ chức khu vực tiêu biểu.

Đây là lần đầu tiên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì một hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an, gửi đi thông điệp ở cấp cao nhất về định hướng, tầm nhìn và khát vọng phát triển, đường lối đối ngoại của Việt Nam. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, điều này cũng “khẳng định mạnh mẽ tiếng nói, vị thế, cam kết và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương, Liên Hợp Quốc và các nỗ lực chung vì hòa bình, phát triển trên thế giới”.

Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã cảm ơn Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã tổ chức phiên thảo luận đồng thời đánh giá cao việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp điều hành và tập trung vào một chủ đề rất quan trọng.

“Các tổ chức khu vực và tiểu khu vực đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc duy trì an ninh và hòa bình quốc tế. Với sự hiểu biết sâu sắc về các nhân tố địa phương và những phức tạp, các tổ chức khu vực và tiểu khu vực đóng vai trò độc nhất trong việc khám phá những giải pháp tốt hơn cho các cuộc xung đột ở những khu vực tương ứng. Do vậy, Ấn Độ ủng hộ sự can dự của Liên Hợp Quốc với các tổ chức khu vực và tiểu khu vực, phù hợp với Hiến chương của Liên Hợp Quốc”, Ngoại trưởng Ấn Độ nói.

Ngoại trưởng Jaishankar cũng cho rằng, mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của New Delhi và là nền tảng Chính sách Hành động hướng Đông của nước này.

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas Greenfield đánh giá cao sáng kiến tổ chức phiên thảo luận của Việt Nam đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong giải quyết nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

“Xin chúc mừng ngài Chủ tịch được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam và xin cảm ơn sự dẫn dắt của Việt Nam trong tháng chủ tịch Hội đồng Bảo an và chủ trì phiên thảo luận quan trọng này. Mỹ muốn hợp tác với các tổ chức khu vực như ASEAN nhằm nâng cao vai trò phòng ngừa xung đột, trung gian hòa giải, ngoại giao phòng ngừa và xây dựng hòa bình. Các diễn đàn do ASEAN đứng đầu bao gồm Diễn đàn khu vực ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á là không gian đối thoại xây dựng giữa các nước trong khu vực trong các vấn đề quốc tế và khu vực như quản trị, chống khủng bố, và an ninh hàng hải. Mỹ sẽ tiếp tục tích cực tham gia tại các diễn đàn này để tăng cường can dự với các nước ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”- Đại sứ Linda Thomas Greenfield nói.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cho biết:, sau thảo luận, bản thân Tổng Thư ký, Ban Thư ký, các nước thành viên Hội đồng Bảo an, cũng như các nước không phải là thành viên Hội đồng Bảo an đánh giá rất cao, từ việc chọn chủ đề, công tác chuẩn bị, đặc biệt là phong thái và điều hành của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

"Những lời dẫn, lời bình luận và cảm ơn các nước rất chi tiết mà họ cảm thấy Chủ tịch nước đã theo dõi rất chặt tình hình của bản thân họ và quan hệ hai nước. Đấy là động tác làm cho họ cảm thấy rất cảm động” - Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh.

Ngoài ra, các nước tham dự thảo luận cho rằng nội dung chủ đề rất tập trung, đi vào đúng vấn đề mà thế giới đang cần đó là xây dựng lòng tin và thúc đẩy đối thoại để tạo cơ sở bền vững cho việc ngăn ngừa xung đột./.

Tin cùng chuyên mục

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

Tập trung gỡ khó cho Hoài Đức sớm hoàn thiện các tiêu chí lên quận

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận dẫn đầu đoàn công tác của UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với huyện Hoài Đức về: Rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng và phát triển huyện Hoài Đức thành quận theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố; đánh giá tính khả thi phát triển huyện thành quận của Hoài Đức đến năm 2025.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương

(PNTĐ) - Sau thời gian học tập ở Liên Xô, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, sau đó ít lâu vào Ban Thường vụ Trung ương, đồng chí đã chủ trì dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước cho phía Nam TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(PNTĐ) - Chiều 18/4, đoàn công tác UBND thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình. Tham gia đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn; lãnh đạo một số sở, ngành.