Dấu hiệu bất thường quanh cổ phiếu TKG

QUÁCH DƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa TP HCM (HCT) liên tục mua – bán cổ phiếu TKG của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh trong khoảng thời gian ngắn trước bối cảnh giá cổ phiếu này biến động mạnh, khiến nhà đầu tư bắt đầu chú ý đến những “tay chơi” chính trong các thương vụ tại TKG.

“Tay chơi” HCT

Theo dữ liệu thống kê, Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa TP HCM (HCT) có mặt tại thời điểm biến động giá tiêu cực của cổ phiếu TKG hồi nửa cuối năm 2023.

Theo đó, ngày 18/7/2023, HCT thực hiện việc mua 30.000 cổ phiếu TKG để nâng sở hữu từ 4,12% lên 4,59%.

Ngày 11/8/2023, HCT mua thêm 10.000 cổ phiếu TKG, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 4,59% lên 4,73%.

Sau thời điểm này, có thể HCT đã bán ra cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu tại TKG. Suy đoán được đưa ra do chưa thấy thông tin báo cáo về tình hình mua – bán cổ phiếu của cổ đông lớn TKG, vì cập nhật từ tháng 9/2023 cho thấy, Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa TP HCM đã giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu TKG từ 4,73% xuống còn 3,71%.

Dấu hiệu bất thường quanh cổ phiếu TKG - ảnh 1
HCT bán sạch cổ phiếu TKG ở vùng thị giá thấp sau nhiều tháng liên tục mua đi bán lại.

Ngày 26/9/2023, HCT  trở lại mua 146.000 cổ phiếu TKG. Cùng với 243.000 cổ phiếu nắm giữ trước đó, tỷ lệ sở hữu của HCT tại TKG được nâng từ 3,71% lên 6,02%. Theo lịch sử giá. Ngày 26/9/2023 là phiên giảm sàn với thanh khoản thấp của cổ phiếu TKG.

Đến ngày 27/9/2023, HCT lại bán ra 10.000 cổ phiếu TKG, để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 5,86%. Phiên 27/9/2023, cổ phiếu TKG tiếp tục giảm sàn khiến ngày 28/6/2023 TKG phải làm văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Ngày 29/9/2023, HCT tiếp tục bán toàn bộ 370.000 cổ phiếu, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần còn 0%.

Tại thời điểm ngày 29/9/2023, cổ phiếu TKG có lúc tăng gần hết biên độ trên sàn HNX với thanh khoản cao. Tuy nhiên, chốt phiên cổ phiếu này vẫn giảm sàn.

Dấu hiệu bất thường quanh cổ phiếu TKG - ảnh 2
Cổ phiếu Công ty Tùng Khánh liên tục lao dốc ở giai đoạn tháng 8 đến tháng 9/2023 (ảnh: tungkhanh).

Lãnh đạo TKG nhân đôi tài sản

Theo tìm hiểu của Báo Phụ nữ Thủ đô, sau gia đoạn HCT thoái sạch vốn tại TKG, cổ phiếu này đi vào giai đoạn tích lũy và thanh khoản tăng trở lại.

2 tháng sau, từ đầu tháng 10 – cuối tháng 11/2023, xuất hiện dấu hiệu “gom hàng” khi cổ phiếu TKG chủ yếu tích lũy quanh giá từ 5 – 8.000 đồng/ cổ phiếu.

Nhân tố mới xuất hiện khi ngày 1/11/2023, TKG bổ nhiệm ông Đặng Minh Khôi làm Phó Giám đốc Công ty.

Dấu hiệu bất thường quanh cổ phiếu TKG - ảnh 3
Ông Đặng Minh Khôi mua 1.000.000 cổ phiếu TKG sau khi nhận chức. Nếu hoàn tất thương vụ theo kế hoạch, đến nay, tài sản của ông Khôi đã tăng gấp đôi.

Được biết, ông Đặng Minh Khôi sinh ngày 31/3/1994, trú tại N07B2, đường Thành Thái, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Đây là nhân tố khá trẻ so với các nhân sự khác thuộc TKG hay HCT.

Gần 1 tháng sau khi đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, ngày 27/11/2023, TKG có thông báo về việc ông Đặng Minh Khôi sẽ mua 1.000.000 cổ phiếu TKG. Thời gian khớp lệnh từ ngày 29/11 – 28/12/2023.

Nhìn lại lịch sử giá TKG có thể thấy. Giai đoạn từ gày 29/11 – 25/12/2023, giá cổ phiếu TKG giao động ở mức từ 6.800 – 7.000 đồng/ cổ phiếu.

Từ ngày 26/12/2023 đến ngày 12/1/2024 – tức chưa đầy 1 tháng, giá cổ phiếu TKG tăng phi mã từ mức 6.800 đồng/ cổ phiếu lên đến 15.500 đồng/ cổ phiếu.

Đến nay, TKG vẫn chưa công bố kết quả thực hiện giao dịch của ông Đặng Minh Khôi. Tuy nhiên, giả thiết ông Khôi gom đủ khối lượng 1.000.000 cổ phiếu TKG ở vùng giá 7.000 đồng thì sẽ tương đương số vốn khoảng 7.000.000.000 đồng.

Tính đến thời điểm tăng giá cao nhất là ngày 12/1/2024 thì tài sản của ông Khôi đã gấp đôi với giá trị khoảng 15.500.000.000 đồng.

Đáng chú ý. Ở giai đoạn HCT thoái vốn, TKG có động thái “bơm máu” cho lãnh đạo Công ty bằng cách cho bà Bùi Thị Yến – Chủ tịch HĐQT “tạm ứng” 20.000.000.000 đồng. Theo giải thích tại Báo cáo tài chính quý III/2023 thì đây là khoản tạm ứng tiền mua tài sản.

Dấu hiệu bất thường quanh cổ phiếu TKG - ảnh 4
Ở giai đoạn trước tháng 9/2023, TKG có động thái "bơm máu" cho lãnh đạo công ty "tạm ứng" tiền mua tài sản.

Với diễn biến nêu trên, nhà đầu tư có quyền đặt dấu hỏi về việc: Vì sao HCT cùng nhóm cổ đông liên quan lại có động thái mua – bán cấp tập ở giai đoạn cổ phiếu TKG diễn biến tiêu cực? Vì sao TKG “tiền trảm hậu tấu” – tức thực hiện giao dịch trước sau đó thông báo đến cơ quan chức năng chậm hơn quy định? Mối quan hệ giữa nhân sự HCT với TKG như thế nào? Tại sao một nhóm cổ đông “sừng sỏ” như HCT với cánh tay nối dài là Công ty HCT-AM chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán lại dễ dàng “xả hàng” cổ phiếu TKG ở thị giá thấp và sau đó là ông Đặng Minh Khôi “ôm hàng” rồi gia tăng gấp đôi tài sản? Và tại sao TKG lại bơm vốn cho bà Bùi Thị Yến giữa lúc giá cổ phiếu của Công ty có nhiều biến động tiêu cực. Giá trị khoản vay ngang với nợ phải trả và bà Yến vay với mục đích mua tài sản gì? Là cổ phiếu hay bất động sản…?

Báo Phụ nữ Thủ đô tiếp tục phản ánh những vấn đề vừa nêu tại những số tiếp theo.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cần giao rõ trách nhiệm cho UBND xã, phường kiên quyết xử lý hàng rong ở cổng trường

Cần giao rõ trách nhiệm cho UBND xã, phường kiên quyết xử lý hàng rong ở cổng trường

(PNTĐ) -  Tại Kỳ họp thứ 25, ngày 9/7, trả lời đại biểu HĐND Thành phố (TP), Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng cho biết, toàn Thành phố hiện có 2.500 bếp ăn tập thể; 1.200 bếp ăn tập thể ở doanh nghiệp, khu công nghiệp, bệnh viện; gần 7.000 điểm kinh doanh thức ăn đường phố chủ yếu tập trung quanh các trường học, bến xe.
Lào sẽ cử lực lượng tham gia diễu binh 2/9 ở Việt Nam

Lào sẽ cử lực lượng tham gia diễu binh 2/9 ở Việt Nam

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 (AMM-58) tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi ăn sáng, làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn và Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane.