Đề nghị phải xem việc nợ bảo hiểm xã hội như hành vi trốn thuế

MAI THÀNH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 5/10, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri là cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động Thủ đô nhằm lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi).

Đề nghị phải xem việc nợ bảo hiểm xã hội như hành vi trốn thuế - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Chủ trì hội nghị có Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh.

Ý kiến về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), chị Hà Phương Anh, Chủ tịch Công đoàn Công ty May liên doanh Plummy cho rằng, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cả người sử dụng lao động và người lao động cũng đã phải trích 1 khoản tiền nhất định để nộp vào quỹ bảo hiểm, đồng nghĩa với việc họ đã hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm phúc lợi cho người lao động. Tuy nhiên, khi người lao động vì một lý do nào đó không còn đi làm, không có nhu cầu tham gia bảo hiểm và muốn rút 1 lần thì nên để quyền quyết định cho đối tượng được hưởng phúc lợi chính là người lao động.

Đề nghị phải xem việc nợ bảo hiểm xã hội như hành vi trốn thuế - ảnh 2
Chị Hà Phương Anh kiến nghị về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Chị Hà Phương Anh cũng đề nghị điều chỉnh quy định điều kiện nghỉ hưu là đủ 60 tuổi đối với lao động nam và 55 tuổi đối với lao động nữ. Với người lao động, đặc biệt là lao động tại các doanh nghiệp sản xuất, ngoài 50 tuổi sức khỏe đã giảm sút, năng suất lao động sẽ không cao.

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề cập việc giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm, đoàn viên công đoàn, người lao động bày tỏ sự ủng hộ đề xuất sửa đổi này và cũng xem đây là một trong những chính sách đặc biệt quan trọng và có giá trị trong lần sửa đổi này, nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn được hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội xuống 15 năm dẫn tới việc mức lương hưu của người lao động cũng thấp, sau này người lao động cũng không bảo đảm mức sống tối thiểu. Do vậy, số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu phải cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện dựa trên các thông số tài chính, xã hội, lao động, con người…

Anh Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Cầu 14 đề nghị, trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) hoặc các văn bản dưới luật cần quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết các yếu tố cấu thành tiền lương (mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung) làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; thậm chí có thể quy định khung cho các yếu tố này giống như quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mức thấp nhất, mức cao nhất. Anh Kiên cũng đồng quan điểm với nhiều ý kiến đề xuất mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng thu nhập.

Về vấn đề chậm, nợ đọng bảo hiểm, theo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, tính đến tháng 8-2023, thành phố có hơn 83 nghìn đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế - bảo hiểm thất nghiệp từ 2 tháng trở lên với số tiền nợ trên 5.300 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến chế độ chính sách của trên 1,1 triệu người lao động.

Tại hội nghị, có ý kiến đoàn viên công đoàn đề nghị phải xem việc nợ bảo hiểm xã hội như hành vi trốn thuế, từ đó có phương pháp xử lý tương ứng để khắc phục tình trạng này.

Thống kê của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cho biết, dự án nhà ở của thành phố chỉ đáp ứng gần 30% nhu cầu về chỗ ở của công nhân lao động, còn lại hơn 70% công nhân lao động đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư.

Chị Phạm Thị Trang, công nhân Công ty TNHH Suncall Technology Việt Nam cho rằng, để chính sách nhà ở xã hội được áp dụng một cách hiệu quả và thực tế, cần thiết có một hệ thống chính sách pháp luật phù hợp. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa có sự tập trung đầy đủ vào việc đáp ứng nhu cầu của những người không có khả năng mua nhà thương mại. Vì vậy, cần thiết phải mở rộng phạm vi đối tượng được hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở xã hội.

Về vay vốn, nếu không có chính sách được ưu đãi về vốn vay phù hợp cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội và người mua nhà thì chính sách phát triển nhà ở xã hội của nhà nước bị triệt tiêu hoàn toàn giá trị tốt đẹp, mục đích của chế độ an sinh xã hội cũng không đạt được.

Chính sách ưu đãi về tài chính đối với người có nhu cầu sử dụng nhà ở xã hội như mua, thuê mua… còn giúp tăng khả năng tiếp cận với nhà ở xã hội của các hộ gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những người chưa có điều kiện vay vốn từ các ngân hàng thương mại.

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc xây dựng nhà ở xã hội là kéo mức giá nhà xuống mức thấp nhất có thể, do đó đoàn viên công đoàn, người lao động cho rằng cần thiết phải đặt ra mức giá trần cho nhà ở xã hội. Việc này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng đầu cơ lạm phát giá nhà, bảo đảm tính công bằng trong việc phân phối nhà ở cho người dân, tính khả thi của chính sách nhà ở xã hội, giúp người dân có điều kiện mua nhà với giá hợp lý.

Đề nghị phải xem việc nợ bảo hiểm xã hội như hành vi trốn thuế - ảnh 3
Quang cảnh hội nghị

Về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), chị Trương Hải Yến, nhân viên Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội nhận định, chính sách thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực là một chính sách đúng đắn, cần thiết mà Hà Nội đã thực hiện nhiều năm qua nhưng chưa có hiệu quả.

Nguyên nhân do chính sách đãi ngộ chưa tốt, chưa có sức thu hút và chưa sử dụng đúng nhân lực… gây lãng phí nhân tài. Trong dự thảo Luật Thủ đô mới thể chế hóa các nội dung về thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong khi nguồn nhân lực được đề cập trong dự thảo Luật lại khá khiêm tốn.

Vì vậy, đề nghị bổ sung một số nội dung trong Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm quy định sự ràng buộc giữa quyền và trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tuyển dụng nhân tài; tránh việc lạm dụng chức quyền để tuyển dụng sai quy định và vụ lợi.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai trân trọng cảm ơn các đại biểu đã góp ý vào các dự thảo Luật. Các ý kiến đóng góp sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố tổng hợp đầy đủ, gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

 

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1 tháng thực hiện Nghị định 168, hành vi tham gia giao thông chuyển biến tích cực, rõ rệt

Hơn 1 tháng thực hiện Nghị định 168, hành vi tham gia giao thông chuyển biến tích cực, rõ rệt

(PNTĐ) - Tại họp báo Chính phủ chiều 5/2, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho rằng, sau hơn 1 tháng triển khai thực hiện Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP, ý thức và hành vi tham gia giao thông của người dân, những lái xe dịch vụ, lái xe tải, xe khách… đều chuyển biến tích cực và rõ rệt.
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh: Người nghỉ việc khi thực hiện sắp xếp có số tiền hưởng khác nhau

Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh: Người nghỉ việc khi thực hiện sắp xếp có số tiền hưởng khác nhau

(PNTĐ) - Chiều 5/2, tại họp báo Chính phủ Thường kỳ tháng 2/2025, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh đã trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc rà soát, đánh giá công chức, viên chức, người lao động sau khi tinh gọn bộ máy, nguồn kinh phí giải quyết các trường hợp nghỉ chế độ nghỉ khi thực hiện sắp xếp.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng hơn 8%, mỗi người phải làm việc gấp 2

Để đạt mục tiêu tăng trưởng hơn 8%, mỗi người phải làm việc gấp 2

(PNTĐ) - Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 5/2, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, mục tiêu tăng trưởng hơn 8% rõ ràng liều lượng, giải pháp trong Nghị quyết 01 thì tất cả các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm thực hiện ở mức cao hơn, thậm chí gấp đôi, hiểu một cách đơn giản là mỗi người phải làm việc gấp 2 mới có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

(PNTĐ) - Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 5/1, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định mức tăng trưởng 8%, hướng tới 10% của năm  2025 được Chính phủ căn cứ vào các điều kiện thực tiễn để đặt ra  hết sức tính cực và để đạt được cần sự nỗ lực, cố gắng đồng bộ quyết liệt của tổng thể nền kinh tế.