Đề nghị rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân 3 tháng

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã trình bày Tờ trình về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, căn cứ chủ trương của Đảng và yêu cầu thực tiễn cho thấy, cần rút ngắn khoảng thời gian giữa Đại hội Đảng toàn quốc và Kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội, Hội đồng nhân dân khóa mới để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao, thực hiện việc phân công cấp ủy viên khóa mới đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, ổn định liên tục, liên thông đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, đồng thời, cấp ủy các cấp nhiệm kỳ mới kịp thời triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và Đại hội Đảng các cấp.

Đề nghị rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân 3 tháng  - ảnh 1
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày báo cáo

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, pháp luật, để thực hiện Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sau khi cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng, toàn diện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy:

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 dự kiến sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 15 tháng 3 năm 2026 là phù hợp với các yêu cầu về thực tiễn. Do vậy, việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là cần thiết.

Tờ trình nêu, để rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội, Hội đồng nhân dân với mục tiêu nêu trên, nhưng vẫn có đủ thời gian thực hiện các thủ tục, quy trình trong công tác bầu cử, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4/2026 (thay vì tháng 7/2026).

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, đồng thời khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp cách mạng. Trong suốt hành trình ấy, báo chí Thủ đô Hà Nội đã khẳng định vị trí tiên phong, bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò “ngòi bút sắc bén” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.
Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

(PNTĐ) - Trả lời chất vấn của đại biểu về việc bãi bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ ngày 1/1/2026, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đây là một chủ trương đúng đắn, cần thiết của Đảng và Nhà nước. Bộ Tài chính đang chuẩn bị đồng bộ các điều kiện pháp lý và công nghệ để hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thuận lợi, giảm thiểu gánh nặng về chi phí và thủ tục hành chính.
Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, nơi khát vọng vươn cao, hội nhập và thịnh vượng trở thành mục tiêu xuyên suốt. Xuyên suốt hành trình ấy, vai trò tiên phong của báo chí cách mạng Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, văn hóa không chỉ được khẳng định mà còn trở nên cấp thiết với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao hơn. Báo chí không chỉ đơn thuần là công cụ phản ánh hiện thực, mà phải thực sự là lực lượng xung kích, đi trước một bước, chủ động định hướng, dẫn dắt, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn về 5 vấn đề

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn về 5 vấn đề

(PNTĐ) - Sáng 19/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn 5 vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bao gồm các giải pháp về công tác tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, thu hút FDI, cơ chế chính sách thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế...