Đến năm 2028 phấn đấu thành lập công đoàn cơ sở ở 100% doanh nghiệp có 25 lao động trở lên

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước đến năm 2028, tầm nhìn đến năm 2033.

Theo đó, thời gian qua công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở giai đoạn 2013-2023 có nhiều thuận lợi, tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo toàn diện của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Giai đoạn 2013-2023 cả nước phát triển mới là 8.880.561 đoàn viên, thành lập 52.346 công đoàn cấp cơ sở; sau khi đã trừ đi số giảm, tính đến ngày 31/12/2023 cả nước có 11.224.831 đoàn viên và 124.325 công đoàn cấp cơ sở.

Tuy nhiên, công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở còn một số hạn chế khó khăn: việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở chưa tương xứng với sự phát triển các loại hình doanh nghiệp và người lao động; hoạt động Công đoàn nhiều nơi chưa thực sự đổi mới để thu hút người lao động tham gia công đoàn; việc nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động có lúc chưa kịp thời; số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ chiếm tỷ lệ cao, sử dụng rất ít lao động; công tác quản lý Nhà nước ở một số địa phương, ngành về doanh nghiệp, lao động chưa chặt chẽ; nhận thức của một số người sử dụng lao động về vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn còn hạn chế...

Đánh giá những năm tới, Việt Nam vẫn đang thời kỳ cơ cấu dân số vàng với quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi dào và tăng nhanh, đây là lợi thế để bổ sung lực lượng lao động, thị trường lao động việc làm có một số điểm tích cực, nhu cầu việc làm tăng, số lượng công nhân lao động tăng, hoạt động công đoàn tiếp tục được đổi mới, mở rộng, phát triển và có xu hướng dịch chuyển nhanh sang khu vực ngoài nhà nước; việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sẽ tác động đến tư tưởng, việc làm, đời sống của người lao động, hoạt động của doanh nghiệp. Bối cảnh đó, đặt ra yêu cầu đối với tổ chức công đoàn đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là cấp bách và cần thiết.

Vì vậy, Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đã khẳng định quan điểm, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, là trách nhiệm chính và trực tiếp của các cấp Công đoàn.

Đến năm 2028 phấn đấu thành lập công đoàn cơ sở ở 100% doanh nghiệp có 25 lao động trở lên - ảnh 1
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao biểu trưng cho cán bộ công đoàn Thủ đô tiêu biểu xuất sắc trong dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2028 phấn đấu phát triển đoàn viên tăng thêm trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là 3 triệu đoàn viên; thành lập công đoàn cơ sở ở 100% doanh nghiệp có 25 lao động trở lên.    

Giai đoạn 2029 - 2033: phấn đấu phát triển đoàn viên tăng thêm trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là 3,5 triệu đoàn viên; thành lập công đoàn cơ sở ở 100% doanh nghiệp có 20 lao động trở lên.

Tổng LĐLĐ Việt Nam tham mưu Ban Bí thư chỉ thị về lãnh đạo các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng bộ, đảng uỷ lãnh đạo các cấp uỷ đảng cấp dưới, cơ quan quản lý nhà nước, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị- xã hội, doanh nghiệp quan tâm, tạo điều kiện để Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn nhằm đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, góp phần chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng L ĐLĐ Việt Nam tích cực nghiên cứu, đề xuất cấp uỷ đảng lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ đảng cấp dưới, tổ chức công đoàn, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường các giải pháp chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại địa phương, ngành, nhất là quyền gia nhập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững

Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững

(PNTĐ) - Việc lựa chọn chủ đề cuộc thi năm 2024 là "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh" rất thiết thực, có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây nên những tổn thất đặc biệt nặng nề trong thời gian vừa qua. Qua đó, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững và thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050.
Hội Nông dân TP Hà Nội: Đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Hội Nông dân TP Hà Nội: Đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

(PNTĐ) -  Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, trong 94 năm qua, Hội Nông dân thành phố Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và Trung ương Hội, đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, đặc biệt trong ứng dụng chuyển đổi số và liên kết, hợp tác sản xuất.