Điểm sáng HDBank trong bức tranh tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng

Dương Nhật Vy
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tung hàng nghìn tỷ đồng cho gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lãi suất 0%, chính sách cho vay mang tính nhân văn, hỗ trợ tối đa cho người dân, doanh nghiệp vực dậy trong bối cảnh kinh tế khó khăn chính là yếu tố giúp tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đạt 0,02% trong tháng 1 và dự kiến lên 2% trong tháng 2/2024...

Tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng giảm

Như Báo Phụ nữ Thủ đô đã thông tin, tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024 ngày 20/2. Những vấn đề khó khăn của ngành ngân hàng được đem ra thảo luận. Trong đó, vấn đề tăng trưởng tín dụng là một trong những trọng tâm, dành được nhiều ý kiến của các bên liên quan.

Tại Hội nghị, bà Hà Thu Giang, vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, cho biết: Tính đến cuối năm 2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 13,71% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên bước sang tháng 1/2024, tín dụng toàn hệ thống giảm 0,6% so với cuối năm 2023.

Theo thống kê tại Hội nghị, nhóm ngân hàng liên doanh ghi nhận tín dụng giảm mạnh nhất, ở mức 3,41%. Ngân hàng 100% vốn nhà nước giảm 2,2%. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước giảm 0,88%.  Nhóm thương mại cổ phần giảm 0,51%. Nhóm ngân hàng nước ngoài giảm 0,32%. 

Điểm sáng HDBank trong bức tranh tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng - ảnh 1
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu khai mạc Hội nghị ngày 20/2 (ảnh: Cổng thông tin điện tử NHNN).

Sự thụt lùi tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng có vốn hóa lớn được cho là một trong những nguyên nhân kéo chỉ số chung đi xuống.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank cho biết: Tăng trưởng tín dụng tháng 1/2024 của Vietcombank chỉ đạt 1,24 triệu tỷ đồng - giảm 2,23% so với cuối năm 2023 - tương đương giảm 30.000 tỷ đồng.

Nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng giảm theo ông Nguyễn Thanh Tùng là do thu nhập của người dân giảm, thị trường bất động sản chưa có nhiều tích cực. Ngoài ra, đứt gãy nguồn cung toàn cầu cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa...

Bức tranh tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng BIDV cũng không mấy sáng sủa khi giảm khoảng 25.000 tỷ đồng so với hồi cuối năm ngoái.

Ông Trần Long, Phó tổng giám đốc Ngân hàng BIDV cho rằng, nguyên nhân đến từ tình hình kinh tế khó khăn, năng lực tài chính doanh nghiệp giảm sút, các khoản nợ phải cơ cấu giai đoạn 2024 - 2025 gây áp lực tài chính rất lớn và kéo theo nguy cơ nợ xấu ngân hàng gia tăng...

Điểm sáng Ngân hàng HDBank

Mặc dù tình hình tăng trưởng tín dụng ngành gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những điểm sáng. Đó là trường hợp của HDBank.

Theo thông tin tại Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024, tăng trưởng tín dụng của HDBank trong tháng 1/2024 đạt 0,2% và dự kiến trong tháng 2/2024 sẽ tăng khoảng 2%. Vậy động lực nào giúp HDBank làm được điều này?

Điểm sáng HDBank trong bức tranh tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng - ảnh 2
Tăng trưởng tín dụng của HDBank có nhiều tích cực nhờ thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Trả lời Báo Phụ nữ Thủ đô, đại diện Ngân hàng HDBank cho biết: Ngân hàng đã tung ra các chương trình cho khách hàng vay với lãi suất 0%. Không những thế, giai đoạn giáp Tết, HDBank tiếp tục tung thêm gói tín dụng trị giá 5.000 tỷ đồng với lãi suất 0% để hỗ trợ doanh nghiệp trên cả nước.

Theo đó, chương trình kết thúc vào ngày 29/02/2024, dành cho khách hàng mới hoặc khách hàng hiện hữu có nhu cầu vay vốn thêm. Lãi suất ưu đãi 0%/năm cố định trong tháng đầu tiên, các tháng tiếp theo của khoản vay HDBank áp dụng lãi suất ưu đãi từ 6,7%/năm.

Đây là chương trình ưu đãi tiếp nối thành công của gói tín dụng lãi suất 0% giai đoạn 1 mà HDBank vừa triển khai từ 01/12/2023- 15/01/2024 (dành cho dành cho doanh nghiệp SME và cho mục đích chi lương). Với gói tín dụng 5.000 tỷ dịp này, HDBank tạo điều kiện cho các khách hàng doanh nghiệp mới hoặc khách hàng hiện hữu có thêm cơ hội tiếp cận nguôn vốn giá rẻ, linh hoạt ở giai đoạn 2.

Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, nhu cầu tiền mặt, thanh toán, giải quyết công nợ cũng như bổ sung vốn dự trữ hàng hóa, sản xuất kinh doanh phục vụ thị trường của doanh nghiệp tăng cao. Gói tín dụng mới cùng chính sách ưu đãi nối tiếp của HDBank đáp ứng những nhu cầu trên, góp phần thúc đẩy nền kinh tế và hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Đây cũng là hoạt động thực hiện đúng tinh thần của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về hỗ trợ tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; thể hiện tinh thần chung sức, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, nâng cao đời sống.

Cùng với các gói tín dụng ưu đãi, HDBank đang tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ các khách hàng vay vốn gặp khó khăn cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến hết năm 2023, HDBank đã đạt 1.600 tỷ đồng nợ cơ cấu cho khách hàng và 1.400 tỷ đồng khách hàng đã trả nợ sau cơ cấu.

HDBank cũng đã tích cực triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, với tổng doanh số hỗ trợ lãi suất thực hiện đạt 6.000 tỷ đồng tính đến hết năm 2023. HD SAISON – công ty tài chính thuộc HDBank - đã đẩy mạnh triển khai gói 10.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi công nhân và người lao động.

Kết thúc năm 2023, HDBank đã hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước giao, với tổng dư nợ đạt hơn 337.000 tỷ đồng.

Đại diện lãnh đạo HDBank cho biết, thời gian tới Ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng hiệu quả, thúc đẩy nguồn vốn và các chương trình ưu đãi vào những lĩnh vực ưu tiên, những lĩnh vực tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Một số ý kiến cho rằng, chính sách cho vay mang tính nhân văn, hỗ trợ tối đa cho người dân, doanh nghiệp vực dậy trong bối cảnh kinh tế khó khăn giống như HDBank là điều mà những ngân hàng khác nên tham khảo.

Ngoài ra, ngân hàng cần chủ động giảm lãi suất đối với người dân, doanh nghiệp đang phải chịu lãi cao ở những gói tín dụng cũ nhằm giảm gánh nặng trả lãi, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp ổn định cuộc sống và sản xuất, kinh doanh...

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025

(PNTĐ) - Ngày 23/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Lễ Tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024-2025. 851 học sinh tiêu biểu đại diện 2,3 triệu học sinh các cấp học đã được tuyên dương, khen thưởng tại buổi lễ.
Không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

(PNTĐ) -  Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã ký ban hành Công điện số 2281/CĐ-BVHTTDL về việc treo cờ rủ và tạm dừng các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Trần Đức Lương

Tóm tắt tiểu sử đồng chí Trần Đức Lương

(PNTĐ) - Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 05 tháng 5 năm 1937; quê quán: xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ (nay là thị xã Đức Phổ), tỉnh Quảng Ngãi. Thường trú tại số nhà 298, phố Vạn Phúc, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Tham gia cách mạng tháng 02 năm 1955; vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 12 năm 1959.