Điều chỉnh các thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 26/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Trình bày Tờ trình dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, dự án luật nhằm điều chỉnh các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài; quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình yêu cầu và thực hiện yêu cầu tương trợ. Đồng thời luật cũng bao quát các đối tượng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan.

Điều chỉnh các thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự - ảnh 1
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày

Dự án luật gồm 4 chương, 39 điều, trên cơ sở kế thừa những quy định phù hợp của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và bổ sung những quy định mới để cụ thể hóa các chính sách xây dựng luật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tương thích, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước và 3 dự án luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp đang được xây dựng cùng với dự án luật này. Phù hợp với các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, các điều ước quốc tế có điều khoản về tương trợ tư pháp về hình sự mà Việt Nam tham gia; tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới.

Một số nội dung cơ bản của dự thảo luật, đó là bổ sung những điểm mới như lấy lời khai trực tiếp hoặc trực tuyến; cho phép người tiến hành tố tụng của nước yêu cầu có mặt trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại nước được yêu cầu; tổ chức cho người tại nước được yêu cầu đến nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ.

Với tư cách là cơ quan Trung ương, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm chủ trì đánh giá, quyết định tiếp nhận hay từ chối yêu cầu tương trợ của nước ngoài trên nguyên tắc “có đi có lại”.

Trong trường hợp cần thiết, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan để thống nhất trước khi ra quyết định cuối cùng. Quy định việc không phải hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự…

Điều chỉnh các thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự - ảnh 2
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo

Theo Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù là những luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và các dự án luật về tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp, tố tụng tư pháp đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Về xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình (Điều 13), dự thảo luật bổ sung quy định về việc xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình so với quy định của Luật Tương trợ tư pháp hiện hành.

Ủy ban cơ bản tán thành quy định này song có ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ nội dung này vì có thể ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án đã được quy định trong Hiến pháp.

Về chuyển giao tạm thời người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù ở Việt Nam sang nước ngoài để hỗ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của nước ngoài (Điều 35), dự thảo luật quy định người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam có thể được dẫn giải, chuyển giao tạm thời cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để hỗ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ trong vụ án hình sự tại nước ngoài. Thời gian người bị chuyển giao bị dẫn giải, lưu lại ở nước ngoài được tính vào thời hạn tạm giam hoặc thời hạn chấp hành án phạt tù của người đó.

Điều chỉnh các thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự - ảnh 3
Quang cảnh kỳ họp

Ủy ban cơ bản tán thành việc tiếp tục kế thừa quy định này của Luật Tương trợ tư pháp hiện hành. Đồng thời, tán thành việc bổ sung đối tượng chuyển giao gồm cả người đang bị tạm giam để tăng cường sự hỗ trợ giữa các quốc gia trong giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc bổ sung thêm điều kiện để bảo đảm đó là “nếu thời hạn chuyển giao tạm thời này không quá thời hạn tạm giam hoặc thời hạn chấp hành hình phạt tù của người đó”. Đồng thời, bổ sung quy định chi tiết về văn bản cam kết.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ say mê với công tác Hội góp phần xây dựng Thủ đô phát triển trong tình hình mới

Phụ nữ say mê với công tác Hội góp phần xây dựng Thủ đô phát triển trong tình hình mới

(PNTĐ) - Đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ trong thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ Thủ đô đoàn kết, đổi mới sáng tạo, triển khai thắng lợi các phong trào thi đua, cuộc vận động, khâu đột phá và nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, cán bộ Hội say mê, tận tâm cống hiến, thu hút  tập hợp, vận động, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ, góp phần xứng đáng cùng cả hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước và Thủ đô  trong kỷ nguyên mới.
70 năm “ươm mầm sự sống”, khẳng định vị thế đầu ngành

70 năm “ươm mầm sự sống”, khẳng định vị thế đầu ngành

(PNTĐ) - Mỗi tiếng khóc chào đời là một bản giao hưởng diệu kỳ, ngân vang từ trái tim người mẹ và sự tận tâm của những đôi bàn tay y bác sĩ. Suốt bảy thập kỷ qua, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chính là “cái nôi” vĩ đại ấy, nơi hàng triệu “thiên thần” được đón chào và hàng triệu bà mẹ được chở che. Như lời chia sẻ của GS.TS Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương: “Bệnh viện Phụ sản Trung ương không phải chỉ là chỉ là một bệnh viện. Đó là một cái nôi để sự sống hồi sinh và cũng là cái nôi ươm mầm”.
Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm Quốc khánh 80 năm, tái khẳng định lập trường Biển Đông và thúc đẩy hợp tác quốc tế

Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm Quốc khánh 80 năm, tái khẳng định lập trường Biển Đông và thúc đẩy hợp tác quốc tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã thông tin về nhiều vấn đề đối ngoại được dư luận quan tâm, từ lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, lập trường Biển Đông, vấn đề bảo hộ công dân đến đề xuất gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách

(PNTĐ) - Để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn của Hội nghị trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là từng Ủy viên Trung ương cần phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, khách quan và cầu thị. Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân hay nể nang, né tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách.