Điều chỉnh và bổ sung điểm mới tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm phù hợp với thực tiễn

VÂN NHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các quy định liên quan đến việc di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội đô lịch sử đã tiếp tục được kế thừa và có sự điều chỉnh so với quy định tại Điều 9, Luật Thủ đô 2012, phù hợp với Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị khóa XIII về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nhằm hạn chế mở rộng diện tích sử dụng đất của các bệnh viện hiện có, không mở rộng xây mới các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, nghề nghiệp… trong khu vực nội đô lịch sử.

Giải pháp quan trọng để phát triển và tái cân bằng đô thị

Việc di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội đô được xem là giải pháp quan trọng để phát triển và tái cân bằng đô thị. Quy định về nội dung này đang được tiếp tục kế thừa, điều chỉnh và bổ sung điểm mới tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm phù hợp với thực tiễn.

Về lộ trình di dời trụ sở các cơ quan, cơ sở ra khỏi nội thành Hà Nội trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đã rà soát 36 cơ quan trung ương, gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ và 6 cơ quan trung ương các đoàn thể, thuộc đối tượng quy hoạch để xây dựng phương án quy hoạch cụ thể. Đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, ngành tại Hà Nội cũng đã được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 4/2023.

Theo các chuyên gia quy hoạch, quy định mới này điều chỉnh cho phép mở rộng quy mô giường bệnh là cần thiết, phù hợp với thực tiễn vì hiện nay, dân số của Hà Nội đã lên tới khoảng 8,5 triệu người. Đặc biệt, tính từ năm 2009 đến nay, tỷ lệ tăng dân số ở đô thị là 49,82%, trong khi ở nông thôn chỉ là 7,46%. Như vậy, việc tiếp tục duy trì một số bệnh viện hiện có với quy mô phù hợp, vừa đáp ứng được nhu cầu của dân cư của Hà Nội và người dân cả nước, đồng thời, đáp ứng mục tiêu di dời các cơ sở y tế gây ô nhiễm ra khỏi đô thị trung tâm.

Theo Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy, 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tháng 3/2021,đặt mục tiêu đến năm 2030, kéo giảm số dân khu vực này khoảng 215.000 người. Một trong các giải pháp để thực hiện là di dời các cơ sở công nghiệp, trụ sở cơ quan trung ương, cơ sở giáo dục, y tế... Đáng lưu ý, việc di dời cũng sẽ tạo ra quỹ đất khoảng 176ha để xây dựng các công trình công cộng và không gian xanh đang rất thiếu.

Đòi hỏi từ thực tiễn lớn là vậy nhưng việc tổ chức triển khai từ khâu lập chương trình, kế hoạch, đề án di dời cho đến thực thi trên thực địa vẫn còn chậm. Đáng chú ý, theo đánh giá của Bộ Tư pháp, các cơ quan vẫn tiếp tục sử dụng các khu đất sau di dời, bàn giao cho cơ quan trung ương quản lý hoặc được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất (đầu tư xây dựng dự án nhà ở, văn phòng, thương mại cao tầng).

Cụ thể, với 9 bộ, ngành, cơ quan trung ương hoàn thành việc đầu tư xây dựng và chuyển về làm việc tại trụ sở mới thì có 7 đơn vị tiếp tục giữ trụ sở cũ hoặc bàn giao cho cơ quan trung ương quản lý. 2 cơ quan còn lại được chấp thuận chuyển đổi mục đích sang đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê.

Đối với các trường đại học, cao đẳng cũng chỉ có số ít là thực hiện di dời như Đại học Y tế công cộng hay Đại học Quốc gia Hà Nội (chuyển một phần hoạt động tới Hòa Lạc, huyện Thạch Thất)…

Về nội dung sử dụng quỹ đất sau di dời (Khoản 3 Điều 20) quy định quỹ đất của các cơ quan, đơn vị, cơ sở di dời khỏi đô thị trung tâm “được ưu tiên sử dụng để xây dựng không gian công cộng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa". Quy định này được nhận định là nội dung mới nhằm cụ thể hóa yêu cầu tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị cũng như đặt ra điều kiện, nhiệm vụ cụ thể đối với việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời.

Tuy nhiên, để bảo đảm thể hiện đúng tinh thần của Nghị quyết số 15-NQ/TƯ, tránh việc tùy tiện, lạm dụng trong việc tổ chức thực thi quy định này, một số ý kiến đề nghị dự thảo điều chỉnh theo hướng quy định rõ quỹ đất sau khi di dời chỉ được sử dụng để xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội, như trường học, thư viện, không gian, công trình văn hóa và thể thao, công viên, vườn hoa, cây xanh...

Với quyết tâm cao trong giải quyết hạn chế, bất cập đã tồn tại qua nhiều năm, các quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo ra chuyển biến mới trong phát triển và tái cân bằng đô thị.

Theo Kiến trúc sư Vũ Hoài Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội), một trong những biến chuyển mới đó là trong tương lai gần, Hà Nội sẽ có những công sở, khu công nghiệp, đô thị đại học và bệnh viện tuyến đầu - mới, hiện đại phân bố hợp lý, đóng góp vào sự phát triển đô thị bền vững, vừa thể hiện vị thế Thủ đô, vừa kế thừa bản sắc đô thị ngàn năm văn hiến.

Đạo luật đột phá, mở đường cho sự phát triển của Thủ đô

Gửi tham luận tới Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do thành phố Hà Nội và Tạp chí Cộng sản tổ chức ngày 21-11,Tiến sĩ Lê Văn Hùng và Tiến sĩ Trần Thị Thu Hương, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tập trung làm rõ vai trò của Luật Thủ đô đối với việc xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội, đặc biệt là gắn với quá trình triển khai Quy hoạch Thủ đô giai đoạn mới theo Luật Quy hoạch năm 2017.

Theo đó, Hà Nội không đơn thuần là một đơn vị hành chính cấp tỉnh, mà giữ vị trí, trọng trách là “Thủ đô của một quốc gia”, là “trung tâm chính trị - hành chính quốc gia”, là “trái tim của cả nước”. Vì thế, thành phố cần có thêm những cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện chức năng Thủ đô mà không địa phương nào có, bên cạnh những chính sách chung giống các tỉnh, thành phố khác.

Điều chỉnh và bổ sung điểm mới tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm phù hợp với thực tiễn - ảnh 1
Sơ đồ minh họa phương án phát triển đô thị Hà Nội tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô.

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua vào ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 thực chất là một luật riêng - luật về phân quyền để giúp Hà Nội chủ động thực hiện có hiệu quả yêu cầu quản trị, điều hành phát triển Thủ đô trên nhiều lĩnh vực quan trọng như huy động, quản lý, khai thác nguồn lực, quy hoạch, môi trường... Đây là một đạo luật quan trọng có tính đột phá, mở đường về mặt thể chế cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Trước đó, năm 2011 đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện quy hoạch của Thủ đô với việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1259/QĐ-TTg, ngày 26/11/2011, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Luật Thủ đô đã dành Điều 8 và Điều 9 quy định “quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô” và “biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch”; đồng thời, đưa ra nguyên tắc “việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải được thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô...”; đề cập đến việc lấy Quy hoạch chung này làm trung tâm, định hướng phát triển Thủ đô và các quy hoạch khác bảo đảm sự thống nhất, phù hợp.

Nhờ chú trọng công tác quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, trong đó có tổ chức nghiên cứu lập thêm một số quy hoạch đặc thù như phát triển hệ thống không gian ngầm, làng nghề truyền thống kết hợp du lịch, các khu đô thị mới, mang tầm vóc và hiện đại... nên diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi và dần củng cố vai trò, vị thế là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.
Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ  ​

Gần 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất Mẹ ​

(PNTĐ) - 13 giờ ngày 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn cũ trào nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xếp hàng kín các con đường hướng về Nhà văn hoá thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội và Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Nhân Tông. Trong dòng người đó, có những người bạn học cũ từ thời niên thiếu, bạn đại học của Tổng Bí thư. Họ đều tuổi đã cao, mắt mờ, chân run, tóc bạc hoa râm, vẫn lặng lẽ tiễn đưa người bạn lớn…
Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

Phụ nữ Thủ đô nguyện tích cực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh như đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn

(PNTĐ) - Sáng ngày 26/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Đoàn đại biểu phụ nữ Thủ đô do đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã thành kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.