Hội LHPN huyện Ba Vì:

Đồng hành, chăm lo đời sống hội viên, phụ nữ dân tộc

HOÀNG ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Năm 2023, Hội LHPN huyện Ba Vì đã đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ dân tộc. Hiệu quả của các hoạt động đã được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao.

Yên Bài là một xã miền núi nằm ở phía Nam của huyện Ba Vì, 8 thôn với 1976 hộ, 9098 nhân khẩu, dân tộc thiểu số chiếm 40% dân số. Là một xã miền núi thuần nông nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, 80% người dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Trước tình hình đó, Hội Phụ nữ đã chủ động, tích cực trong việc khai thác các nguồn vốn cho phụ nữ vay phát triển kinh tế. Hiện nay Hội Phụ nữ xã đang phối hợp quản lý các nguồn vốn từ các ngân hàng Chính sách xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa... với số dư nợ 29.414 triệu đồng cho 482 hội viên vay phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Hội còn đẩy mạnh hoạt động phối hợp dạy nghề, tạo việc làm theo nhiều chương trình, dự án cho phụ nữ như: Mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động thuộc diện hộ nghèo, phụ nữ khuyết tật, hộ có thu nhập thấp, cho nữ thanh niên..., tạo điều kiện cho nhiều phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được học nghề, tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật tiên tiến, từ đó lựa chọn cho mình một nghề phù hợp với bản thân và điều kiện gia đình.

Yên Bài chỉ là một trong những địa phương tiêu biểu về hoạt động chăm lo cho hội viên, phụ nữ dân tộc mà các cấp Hội LHPN huyện Ba Vì đã và đang triển khai trong thời gian qua.

Đồng hành, chăm lo đời sống hội viên, phụ nữ dân tộc - ảnh 1
Hội viên phụ nữ huyện Ba Vì tích cực tham gia các hoạt động 
văn hóa văn nghệ nâng cao đời sống tinh thần.

Theo bà Đỗ Thị Thúy Hằng, Chủ tịch Hội LHPN huyện Ba Vì, thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN Hà Nội, Huyện ủy Ba Vì về công tác dân tộc, Hội LHPN huyện đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và vận động phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Huyện Hội luôn kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng dư luận xã hội của hội viên phụ nữ dân tộc; lồng ghép tổ chức tuyên truyền, tập huấn về chính sách dân tộc cho hội viên 7 xã miền núi. Phát huy hiệu quả của mô hình “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” thực hiện “Quy tắc ứng xử nơi công cộng”, Hội LHPN huyện triển khai mô hình “Khu dân cư kiểu mẫu”, “Chợ văn minh an toàn hiệu quả” và mô hình “Khu di tích lịch sử kiểu mẫu”.

Trong năm 2023, các cấp Hội Phụ nữ đã thành lập mới 73 mô hình “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” với 8.929 thành viên, nâng số mô hình phụ nữ ứng xử đẹp toàn huyện lên 111 mô hình. Hội còn tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả mô hình tuyên truyền pháp luật tại cộng đồng với 2 nhóm phụ nữ nòng cốt gồm 43 thành viên (xã Ba Trại), 1 CLB phòng chống mua bán người; thành lập mới 1 CLB “Phụ nữ với pháp luật”, nâng tổng số lên 4 CLB phụ nữ với pháp luật, 3 CLB trợ giúp pháp lý; 15 tủ sách phụ nữ với pháp luật và bình đẳng giới.

Triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc “Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS &MN của huyện Ba Vì giai đoạn 2021-2025” năm 2023, Hội LHPN huyện tham mưu cho UBND ban hành 4 văn bản chỉ đạo triển khai dự án 8 giai đoạn 2022-2025; tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo thành lập các mô hình: 7 tổ truyền thông cộng đồng với 66 thành viên; thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động 37 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, củng cố 1 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; thành lập mới và duy trì 3 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 50 phụ nữ dân tộc thiểu số...

Cùng với đó, Hội LHPN huyện Ba Vì đã chỉ đạo các xã quan tâm thu hút hội viên là phụ nữ dân tộc, tham mưu đề xuất cho cấp ủy chính quyền giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hội viên phụ nữ và nhân dân là dân tộc, qua đó tạo sự đoàn kết thống nhất trong cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu kiến nghị bổ sung đối tượng kinh doanh đặt cược chịu thuế

Đại biểu kiến nghị bổ sung đối tượng kinh doanh đặt cược chịu thuế

(PNTĐ) - Góp ý vào dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện một số nội dung liên quan đến đối tượng chịu thuế, mức thuế suất, và quy trình hoàn, khấu trừ thuế nhằm tăng tính minh bạch, công bằng trong thực thi.
Đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá và thêm nước ngọt có đường từ năm 2027

Đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá và thêm nước ngọt có đường từ năm 2027

(PNTĐ) - Ngày 9/5, dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã trở thành tâm điểm thảo luận tại Kỳ họp Quốc hội, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu cũng như dư luận xã hội. Những đề xuất điều chỉnh thuế suất đối với các mặt hàng quen thuộc như rượu, bia, thuốc lá và đặc biệt là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế đang mở ra những tranh luận sâu sắc về tác động kinh tế, xã hội và mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ngày hội “Sinh viên 5 tốt”: Để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động và khát vọng cống hiến

Ngày hội “Sinh viên 5 tốt”: Để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động và khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Đất nước đang trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng của dân tộc, vai trò của sinh viên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, mỗi sinh viên cần chủ động thích nghi với những chuyển đổi nhanh chóng của xã hội, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức, thể lực, kỹ năng hội nhập; khơi dậy trách nhiệm với cộng đồng và đổi mới sáng tạo. Ngày hội “Sinh viên 5 tốt” không chỉ vinh danh, mà còn là diễn đàn để khơi nguồn cảm hứng, để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động, khát vọng cống hiến và tinh thần hội nhập.