Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV - năm 2024:

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Thủ đô

NHÓM PV
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày 5/11/2024, phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV - năm 2024 diễn ra trọng thể tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô. Đại hội có chủ đề “Cộng đồng các dân tộc thành phố Hà Nội đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập, phát triển”.

Tham dự Đại hội có Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội Y Thanh Hà Niê K’đăm; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Phạm Qúy Tiên, cùng lãnh đạo các huyện, sở, ban, ngành và 250 đại biểu chính thức đại diện cho các dân tộc thiểu số đang sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn Thủ đô.

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Thủ đô - ảnh 1
Chương trình văn nghệ đặc sắc chào mừng đại hội

Những thành tựu nổi bật

Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của Thành phố cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 05 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ với trên 55.000 người chủ yếu là dân tộc Mường và dân tộc Dao, chiếm 51% người DTTS toàn Thành phố.

Diện tích tự nhiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là 33.458 ha, chiếm khoảng 10% diện tích Thành phố, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các DTTS. 100% xã vùng đồng bào DTTS&MN đạt chuẩn nông thôn mới.

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Thủ đô - ảnh 2
Các đại biểu làm lễ chào cờ

Từ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ III năm 2019, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và Quyết tâm thư của Đại hội, vùng đồng bào DTTS&MN Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Thành uỷ, HĐND, UBND và cả hệ thống chính trị của Thành phố, ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội; cùng với sự đồng thuận, cố gắng lao động sáng tạo, vươn lên thoát nghèo của đồng bào DTTS; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS ngày càng được nâng cao; chăm lo củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng vững chắc. Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hoá riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú  trong nền văn hoá dân tộc Việt Nam, cùng sống hoà thuận, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau chung tay xây dựng Thủ đô và đất nước văn minh, hiện đại. 

Thành phố tập trung nguồn lực đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Trong nhiệm kỳ qua, nhiều thành tựu đã được ghi nhận. Thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS&MN năm 2018 là 35 triệu đồng/người/năm, năm 2024 tăng lên 65 triệu đồng/người/năm, có xã trên 70 triệu đồng/người/năm. Năm 2019, có 7/14 xã vùng đồng bào DTTS&MN đạt chuẩn nông thôn mới thì đến năm 2021, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước sớm đạt được mục tiêu này). Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ, xúc tiến thương mại, kết nối, quảng bá các sản phẩm của vùng đồng bào DTTS&MN được quan tâm, đẩy mạnh. Với cách làm sáng tạo, khoa học, phù hợp nên các xã vùng đồng bào DTTS&MN của Thành phố luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản chiếm 28,5%; công nghiệp, xây dựng 39,5%; thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm 32%. Thu nhập bình quân đầu người tăng đạt khoảng 65 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 70 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm nhanh, đến nay tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS là 0,38%, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS là 0,2%.

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Thủ đô - ảnh 3
Đồng chí Nguyễn Nguyên Quân - Trưởng ban Dân tộc TP Hà Nội khai mạc đại hội

Công tác phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống các DTTS đạt được kết quả rõ nét. Đến nay, 80% trường công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) đạt chuẩn quốc gia. 100% xã vùng đồng bào DTTS&MN đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số hộ nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh miễn phí. Thành phố đã quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng đồng bộ các thiết chế văn hoá cơ sở, các Nhà văn hoá ở các thôn vùng DTTS trong danh mục các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS &MN Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cộng đồng đồng bào DTTS...

Cùng với đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN luôn được đổi mới, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS được quan tâm chú trọng, chất lượng cán bộ người DTTS được nâng lên. Hệ thống chính trị ở vùng DTTS&MN thường xuyên được kiện toàn, củng cố nâng cao, hoạt động hiệu quả. Công tác quốc phòng, an ninh vùng DTTS&MN được quan tâm, an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn được giữ vững. Các thành tựu thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, luôn xác định việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị.

Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc trên địa bàn thành phố. Đại hội tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, đại đoàn kết dân tộc; khơi dậy lòng yêu nước, xây dựng, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của đồng bào dân tộc thiểu số vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Thủ đô - ảnh 4
Đoàn thiếu nhi chúc mừng đại hội

Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá chính xác thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn dân tộc thiểu số và miền núi từ Đại hội lần thứ III, năm 2019 đến nay. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc ở các địa phương và của thành phố giai đoạn 2024 - 2029.

Đồng thời, đại hội cũng là dịp để biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, động viên, cổ vũ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Thủ đô và đất nước.

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Thủ đô - ảnh 5
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV có sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho các dân tộc thiểu số.

Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát: Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn. Tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển toàn diện, nhanh, bền vững kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối vùng đồng bào dân tộc thiểu số với vùng đồng bằng và đô thị. Khai thác tiềm năng, phát huy hiệu quả, lợi thế của vùng, tinh thần tự lực của đồng bào; bảo vệ môi trường và không gian sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Phấn đấu sớm rút ngắn, tiến tới không còn khoảng cách về mức thu nhập giữa vùng dân tộc thiểu số so với vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội; tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; Đẩy mạnh phát triển đồng bộ các lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tăng cường đồng thuận xã hội; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc và lòng tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước...

Từ đó, Đại hội đề ra một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2029 như: Thu nhập bình quân của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngang bằng với nhân dân các xã vùng ngoại thành Hà Nội; Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố; Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt từ 95% trở lên; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt  80% - 85%; 100% thôn, làng có nhà văn hóa; gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa đạt 95%; Duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% hộ gia đình được sử dụng nước sạch; Giữ vững tỷ lệ 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; 100% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao...

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trao tặng 4 kỷ niệm chương, 6 bằng khen (1 tập thể, 5 cá nhân); Chủ tịch UBND thành phố tặng 50 bằng khen (14 tập thể, 36 cá nhân); Trưởng ban Dân tộc thành phố tặng 120 giấy khen (20 tập thể, 80 cá nhân) vì có nhiều đóng góp trong công tác dân tộc của thành phố.

 
 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Vi phạm ở bãi tập kết than, cát ở xã Trung Mầu (Gia Lâm): Phải chăng xử lý “nửa vời”?

Vi phạm ở bãi tập kết than, cát ở xã Trung Mầu (Gia Lâm): Phải chăng xử lý “nửa vời”?

(PNTĐ) - Mặc dù UBND huyện Gia Lâm ra văn bản chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, xử lý đối với vi phạm ở bãi tập kết vật liệu xây dựng, nghiền than ở bờ sông Đuống thuộc địa phận xã Trung Mầu, đặc biệt là thực hiện ngay ngừng cung cấp điện đối với vi phạm, nhưng sau hơn 3 tháng đến nay vi phạm vẫn chưa được xử lý triệt để, còn có dấu hiệu hoạt động trở lại. Liệu chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng có “ngó lơ” cho vi phạm?
Hội LHPN Hà Nội: Nhận Bằng khen của UBND Thành phố vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc

Hội LHPN Hà Nội: Nhận Bằng khen của UBND Thành phố vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã chủ động, tích cực tham mưu Thành phố ban hành nhiều đề án, kế hoạch, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS); triển khai hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức mọi mặt cho phụ nữ DTTS. Ghi nhận thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc giai đoạn 2019-2024 trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 14 tập thể, trong đó có Hội LHPN Hà Nội.
Thực hiện tốt công tác dân tộc, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, hạnh phúc

Thực hiện tốt công tác dân tộc, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, hạnh phúc

(PNTĐ) - Thủ đô Hà Nội hiện có khoảng 50 dân tộc sinh sống, đang lưu giữ và phát huy đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, đồng bào các dân tộc luôn phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, nỗ lực có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô và Tổ quốc.