Dự kiến sửa đổi, bổ sung 92 điều, bãi bỏ 2 điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Chia sẻ

Chiều 21/10, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Thông tin tại kỳ họp, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nêu rõ: Sở hữu trí tuệ (SHTT) là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, Việt Nam không còn thuần túy là nước “sử dụng tài sản trí tuệ” mà đang chuyển mạnh sang là nước tạo ra tài sản này phục vụ cho mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. (Ảnh: Q.H)

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung gồm 92 điều (trong đó bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 02 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi lên 232 điều, thuộc 7 nhóm Chính sách đã được thông qua, cụ thể như sau:

Chính sách 1: Bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan (QTG, QLQ).

Chính sách 2: Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách Nhà nước.

Nội dung sửa đổi để chính sách này được thể hiện theo hai phương án. Phương án 1: Sửa đổi Điều 86, bổ sung các Điều 86a, 133a, 136a và khoản 6 Điều 139 của Luật Sở hữu trí tuệ để quy định cụ thể về việc quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước được trao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, đồng thời quy định bảo lưu quyền của Nhà nước trong một số trường hợp cũng như nghĩa vụ của tổ chức chủ trì. Phương án 2: Giữ nguyên quy định hiện hành.

Các đại biểu tham dự phiên họp chiều 21/10.Các đại biểu tham dự phiên họp chiều 21/10. (Ảnh: Q.H)

Chính sách 3: Tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

Các quy định liên quan đến sử dụng kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế trùng với sáng chế được yêu cầu bảo hộ do cơ quan sáng chế nước ngoài thực hiện; thành phần hồ sơ trong thủ tục đăng ký QTG, QLQ hoặc xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch. 

Chính sách 4: Bảo đảm mức độ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Bổ sung một số trường hợp ngoại lệ và các giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan; bổ sung một số quy định nhằm kiểm soát sáng chế có sử dụng nguồn gen và tri thức truyền thống về nguồn gen; bổ sung một số căn cứ chấm dứt hiệu lực, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (sáng chế, nhãn hiệu); xử lý xung đột giữa nhãn hiệu với tên giống cây trồng, với đối tượng QTG, QLQ; làm rõ điều kiện bị coi là cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền; bổ sung quy định về giới hạn đối với quyền giữ giống của nông dân.

Chính sách 5: Tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ.

Quang cảnh phiên họp kỳ 2, Quốc hội khóa XV chiều 21/10. (Ảnh: Q.H)Quang cảnh phiên họp kỳ 2, Quốc hội khóa XV chiều 21/10. (Ảnh: Q.H)

Chính sách 6: Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Đối với việc xác định phạm vi xử phạt vi phạm hành chính, nội dung này được thể hiện theo hai phương án trong Dự thảo Luật: Phương án 1 là sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 211 theo hướng chỉ duy trì biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với QTG, QLQ, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng; Phương án 2 là giữ nguyên quy định hiện hành.

Chính sách 7: Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập.

Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ chưa hoàn toàn tương thích với các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam mới là thành viên hoặc các nội dung chưa được quy định trong Luật để thi hành theo cam kết quốc tế như bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Ngoài ra, Tờ trình cũng nêu cụ thể một số vấn đề xin ý kiến Quốc hội như: Về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và các ngày lễ lớn; gắn với kỷ niệm ngày thành lập MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú...
Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

(PNTĐ) - Tại Kỳ họp thứ 15, ngày 29/3, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2024 trên địa bàn thành phố.