Quốc hội góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đưa Thủ đô phát triển lên một tầm cao mới

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đã có 117 ý kiến tham gia góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), kể cả thảo luận ở tổ (ngày 10/11) và tại hội trường ngày 27/11. Các ý kiến của đại biểu Quốc hội đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đưa Thủ đô phát triển lên một tầm cao mới  - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất là luật này có cơ sở chính trị pháp lý và thực tiễn rất rõ ràng và có tính thuyết phục. Thống nhất là chúng ta xây dựng các cơ chế đặc thù cho Thủ đô, ở đây là cho Thủ đô cả nước chứ không phải riêng cho TP Hà Nội. Nếu như chúng ta xây dựng được các cơ chế để  phát triển thì Thủ đô sẽ tiếp tục làm đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, văn hóa... cho cả nước.

Các đại biểu cơ bản nhất trí với các chính sách đặc thù đã thiết kế ở trong dự thảo luật lần này. Tuy nhiên, các ý kiến đề nghị làm rõ thêm một số chính sách, mở rộng phạm vi về đặc thù, điều chỉnh về vị trí, bố cục của một số điều khoản, thậm chí là chương, thiết kế một số vấn đề cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi; trong đó có vấn đề về thử nghiệm có kiểm soát TOD, vấn đề nhà ở, quy hoạch, quản lý đô thị, trọng dụng nhân tài, BOT, BT, văn hóa, thêm các “khóa” để kiểm soát quyền lực khi chúng ta phân cấp, phân quyền.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Lê Thành Long ghi nhận và sẽ nghiên cứu tiếp thu, giải trình các ý kiến của các đại biểu Quốc hội; cùng với Thành phố Hà Nội báo cáo Chính phủ, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục hoàn chỉnh dự án luật này để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến thông qua trong kỳ họp sau.

Đưa Thủ đô phát triển lên một tầm cao mới  - ảnh 2
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận, góp ý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đối với Luật Thủ đô (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc nghiên cứu kỹ lưỡng, đầy đủ, tiếp thu, giải trình thấu đáo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Đồng thời, tổ chức thêm việc lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, các nhà quản lý, các hiệp hội; tổ chức các hội nghị, tọa đàm để trao đổi thêm ý kiến, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo luật và tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để cho ý kiến đối với dự thảo luật trước khi hoàn thiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ bảy của Quốc hội vào tháng 5/2024.

“Với tinh thần như các vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị, thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển Thủ đô trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đủ tầm, đủ mạnh, vừa tạo điều kiện cho thủ đô phát triển xứng tầm với vị thế nhiệm vụ được giao; vừa thể hiện các quy định về giao nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm và yêu cầu cho Hà Nội và các cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền đó để thực hiện trách nhiệm phát triển xây dựng và phát triển Thủ đô; đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân. Từ đó đưa Thủ đô của đất nước phát triển lên một tầm cao mới, thúc đẩy sự phát triển của cả nước với tinh thần Hà Nội của cả nước, cả nước vì Hà Nội và Hà Nội cũng phải làm vì cả nước”- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.

 

Tin cùng chuyên mục

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Chiều ngày 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và tại quê nhà Nhà Văn hóa, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư"

(PNTĐ) - Trong Lời điếu đọc tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc trước lĩnh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng, "chí công vô tư". Báo Phụ nữ Thủ đô xin trân trọng đăng toàn văn lời điếu.