Hội Nữ trí thức Việt Nam:

Đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 10/11, tại Hà Nội, Hội Nữ trí thức ViệtNam phối hợp với ĐH Phenikaa tổ chức 3 Hội thảo chuyên đề trước thềm Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc lần thứ III.

Đây là chuỗi sự kiện nằm trong Hội nghị Nữ khoa học toàn quốc lần thứ III – 2023 với chủ đề: “Ứng dụng KHCN vào đời sống, xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” do Hội Nữ trí thức Việt Nam (Hội NTT Việt Nam) phối hợp với Trường Đại học Phenikaa tổ chức ngày 10 và 11/11/2023.

Hội nghị là hoạt động tiêu biểu thuộc Kế hoạch hoạt động năm 2023 và Chương trình toàn khóa nhiệm kỳ 2021 – 2026 của Hội Nữ trí thức Việt Nam, thu hút được đông đảo các nhà khoa học và hội viên Hội Nữ Trí thức Việt Nam tham gia. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa chào mừng 93 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

 Đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng - ảnh 1
Toàn cảnh Hội thảo chuyên đề Khoa học xã hội, nhân văn với chủ đề: “Vai trò của khoa học xã hội và nhân văn với đời sống - xã hội”. Ảnh: Hoàng Toàn

Tại 3 Hội thảo chuyên đề diễn ra chiều 10/11, đã có 16 trong tổng số 60 báo cáo khoa học được trình bày. Các báo cáo được chuẩn bị chu đáo, đáp ứng được những tiêu chí, yêu cầu khoa học cụ thể, chất lượng báo cáo cao, được các đại biểu quan tâm, đặt nhiều câu hỏi thảo luận và trao đổi.

Hội thảo chuyên đề Khoa học xã hội, nhân văn (KHXHNV) với chủ đề: “Vai trò của khoa học xã hội và nhân văn với đời sống - xã hội” đã nhận được 17 báo cáo, tập trung vào các vấn đề về bình đẳng giới, giáo dục đào tạo, ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cộng đồng…

Trong đó, 5 báo cáo tiêu biểu được lựa chọn để trình bày tại Hội thảo chuyên đề gồm: “Phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường tại Việt Nam”; “Khoa học Xã hội và Nhân văn ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cộng đồng”; “Mô hình hợp tác với công nghiệp UIC và chuyển đổi số đào tạo SĐH ngành Kỹ thuật xây dựng tại trường Đại học Cửu Long”; “Đội ngũ nữ trí thức Việt Nam trong thực hiện vai trò kép từ góc nhìn giới”; “Phát triển bền vững - Thực trạng và những vấn đề đặt ra về thể chế ở Việt Nam hiện nay”.

Hội thảo chuyên đề Môi trường, Nông nghiệp với chủ đề: “Môi trường, nông nghiệp với phát triển bền vững” là Hội thảo chuyên đề có nhiều báo cáo nhất, với số lượng lên tới 27 báo cáo.

Trong đó, 7 báo cáo nổi bật nhất đã được lựa chọn trình bày trước Hội đồng chuyên môn gồm: “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống chè mới giai đoạn 2029-2023";  “Nghiên cứu sàng lọc chỉ thị microsatellites liên quan đến khả năng kháng bệnh xuất huyết do vi khuẩn streptococcus agalactiae trên cá rô phi vằn”; “Nghiên cứu giải pháp sử dụng phân bón ure phân huỷ chậm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do dư lượng phân bón trong nông nghiệp”; “Ảnh hưởng của chất trợ thiêu kết lên tính chất điện môi của vật liệu gốm áp điện không chì bnt-st”; “Kè sinh thái bảo vệ bờ kênh sông Đồng bằng sông Cửu Long vùng ảnh hưởng triều: mô hình và hiệu quả”; “Xử lý màu và COD của nước thải sản xuất cồn sinh học bằng phản ứng Fenton”; “Nghiên cứu nâng cao khả năng phát triển của trứng lợn thủy tinh hoá sử dụng thuốc thử Cyclosporine A và Docetaxel”.

 Đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng - ảnh 2
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Hoàng Toàn

Với chủ đề: “Y dược, dinh dưỡng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng”, đã có 16 báo cáo được gửi tới chuyên đề Y dược, Dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe.

Những nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, có nhiều bước tiến mới đã được lựa chọn để báo cáo tại Hội thảo chuyên đề. Trong đó có nghiên cứu “Ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo toàn và nâng tầm dinh dưỡng đậu nành”; “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư hai loài hải miên rhabdastrella globostellata và aaptos aaptos ở Việt Nam”; “Lão hóa ngược và những bước chăm sóc sức khỏe làn da”; “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực hành phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ độ tuổi 30-60 tại hai xã miền núi tỉnh Bình Định năm 2020” và nghiên cứu “Secondary metabolites from microorganisms as potential cosmeceutical ingredients”. 

Ngoài những báo cáo được chọn trình bày tại 3 Hội thảo chuyên đề, còn có 44 báo cáo bằng poster được trưng bày tại khu triển lãm. Đây là những kết quả nghiên cứu khoa học của các nhóm và cá nhân nữ khoa học.

Tại khu triển lãm còn trưng bày sản phẩm KH&CN của các nhà khoa học nữ từ các Viện nghiên cứu, tổ chức, doanh nghiệp KH&CN được trưng bày, giới thiệu.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Hà Nội tích cực tuyên truyền về các hoạt động phục vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Báo chí Hà Nội tích cực tuyên truyền về các hoạt động phục vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

(PNTĐ) - Các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền kết quả Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII; công tác quán triệt, tổ chức thực hiện các Nghị quyết Hội nghị gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và việc thực hiện đưa chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Cùng với đó là tiếp tục tuyên truyền góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đặc biệt, thời gian tới, tích cực tuyên truyền công tác chuẩn bị phục vụ nhân dân đón Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, công tác an sinh xã hội, chống cháy nổ, an toàn giao thông…
Cải cách kỷ luật, kỷ cương lĩnh vực giải quyết kiến nghị cử tri

Cải cách kỷ luật, kỷ cương lĩnh vực giải quyết kiến nghị cử tri

(PNTĐ) - Tại Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội, ngày 5/12, trình bày báo cáo về kết quả hoạt động của HĐND TP Hà Nội năm 2023, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà nhấn mạnh, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 sẽ tăng cường hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND Thành phố; chỉ đạo, điều hòa hoạt động giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND trong cải cách kỷ luật, kỷ cương các lĩnh vực giải quyết kiến nghị cử tri và những vấn đề dân sinh, bức xúc.