Kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 960 năm ngày đăng quang Hoàng Thái hậu Ỷ Lan:

Gần 1.000 phụ nữ huyện Gia Lâm tham gia đồng diễn dân vũ áo dài “Sắc xuân xuống phố”

Bài và ảnh: THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều ngày 5/3, tại khu vực Tượng đài Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Hội LHPN huyện Gia Lâm phối hợp với UBND xã Dương Xá tổ chức “Lễ hội áo dài - Sắc xuân xuống phố” và phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Ủy viên BCH TƯ Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội tham dự chương trình.

Gần 1.000 phụ nữ huyện Gia Lâm tham gia đồng diễn dân vũ áo dài “Sắc xuân xuống phố” - ảnh 1
Các đại biểu lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội, huyện Gia Lâm và cán bộ hội viên phụ nữ tham dự “Lễ hội áo dài - Sắc xuân xuống phố”

Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 960 năm Ngày đăng quang của Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, 113 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hưởng ứng Tuần lễ áo dài do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động

Tham dự chương trình có bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Ủy viên BCH TƯ Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội; ông Nguyễn Tiến Việt, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gia Lâm.

Cùng dự có đại biểu các ban Thành Hội, huyện Gia Lâm, đại biểu lãnh đạo xã Dương Xá và đặc biệt là sự tham gia của hơn 1.000 hội viên phụ nữ, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ huyện Gia Lâm.

Gần 1.000 phụ nữ huyện Gia Lâm tham gia đồng diễn dân vũ áo dài “Sắc xuân xuống phố” - ảnh 2
Bà Nguyễn Thanh Hương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm phát biểu tại chương trình chiều ngày 5/3

Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Thanh Hương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm đã ôn lại lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, khởi nghĩa Hai Bà Trưng; truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ nói chung và phụ nữ huyện Gia Lâm nói riêng.

Đối với Phụ nữ Gia Lâm, năm 2023, cùng với niềm tự hào kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, dịp 8/3 năm nay cũng trùng với dịp kỷ niệm 960 năm Ngày Nguyên Phi Ỷ Lan đăng quang. Khi nói đến Đức Thánh Mẫu Nguyên Phi Ỷ Lan chúng ta nhớ đến một danh nhân lịch sử có công lao to lớn đối với Vương triều Lý - Người phụ nữ có tài trị nước xuất chúng của dân tộc.

Bà tên thật là Lê Thị Yến, sinh năm 1044, chính quê làng Thổ Lỗi, sau đổi thành Siêu Loại, Thuận Thành, Bắc Ninh nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Bà là người phụ nữ có hiểu biết uyên thâm, từng 2 lần nhiếp chính vào năm 1069 và năm 1072, đã giúp cho nước Đại Việt ổn định và khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Hoàng Thái hậu Ỷ Lan được tôn phong là Mẫu Nghi Thiên Hạ, Thương Đẳng Tối Linh Thần, được Trung ương Hội LHPN Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận là Người phụ nữ huyền thoại thế giới.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Gia Lâm đã phát động đợt thi đua cao điểm 100 ngày hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, thời gian thực hiện: Từ ngày 3/3/2023 đến hết ngày 10/6/2023. Với những nội dung cụ thể như sau:

Thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: rèn luyện phẩm chất đạo đức “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư”, hết lòng yêu thương con người, ý chí khát vọng vươn lên, xây dựng người Phụ nữ Thủ đô “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”.

Thi đua thực hiện chủ đề năm 2023 “Phụ nữ Thủ đô đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, trọng tâm là nâng cao năng lực cán bộ Hội cơ sở” gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy (khóa 17), Huyện ủy (khóa 22).

Thi đua làm nhiều việc tốt, xây dựng địa phương, đơn vị xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh, hiện đại, chăm lo thiết thực cho phụ nữ, trẻ em.

“Mỗi tổ chức Hội có ít nhất 01 công trình, phần việc tiêu biểu, hoạt động cụ thể thiết thực đăng ký thực hiện trong đợt thi đua cao điểm. Mỗi hội viên, phụ nữ có một hành động cụ thể/việc làm tốt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để phong trào phụ nữ và hoạt động của tổ chức Hội tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp, đồng thời có những bước phát triển mới, trong thời gian tới, Ban Chấp hành Hội LHPN huyện Gia Lâm đề nghị cán bộ, hội viên, phụ nữ trong toàn huyện đoàn kết, đồng lòng, tiếp tục thi đua làm nhiều việc tốt, là những người công dân có trách nhiệm, góp phần tích cực xây dựng và phát triển huyện Gia Lâm sớm trở thành quận ”, bà Nguyễn Thanh Hương, Chủ tịch  Hội LHPN huyện Gia Lâm nhấn mạnh.

Gần 1.000 phụ nữ huyện Gia Lâm tham gia đồng diễn dân vũ áo dài “Sắc xuân xuống phố” - ảnh 3
Các đại biểu LHPN thành phố,  huyện Gia Lâm, Thường trực Hội LHPN huyện và lãnh đạo xã Dương Xá chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện các mô hình điểm “Phụ nữ tham gia xây dựng khu di tích lịch sử, điểm du lịch kiểu mẫu” 

Nhằm phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Hội Phụ nữ trong tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, tạo sự lan tỏa và tác động tích cực đến các thành viên trong gia đình, góp phần xây dựng nếp sống, lối sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn huyện, cùng tiềm năng du lịch của địa phương, năm 2023, Hội LHPN huyện Gia Lâm triển khai thực hiện mô hình “Phụ nữ tham gia xây dựng khu di tích lịch sử, điểm du lịch kiểu mẫu” tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Phù Đổng, Khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xã Dương Xá, Điểm du lịch làng gốm Bát Tràng và ra mắt Câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch “Gia Lâm trong tôi” gồm 15 thành viên là cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn.

Phát biểu hưởng ứng thi đua, chị Phùng Thị Yến, Chủ tịch Hội LHPN xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, cho biết: Phát huy vai trò của hội viên, phụ nữ trong các hoạt động của địa phương, Hội phụ nữ xã Dương Xá sẽ tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động do các cấp, các ngành và tổ chức Hội phát động, nhất là phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Thủ đô Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng; Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” với mô hình “5 có, 3 sạch” gắn với thực hiện khâu đột phá do Đại hội đại biểu Phụ nữ huyện lần thứ 21 xác định “Chủ động, tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị và giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp đáp ứng yêu cầu thành lập quận”. Chủ động tham mưu, thực hiện có hiệu quả mô hình Phụ nữ tham gia xây dựng khu di tích lịch sử, điểm du lịch kiểu mẫu với các nội dung hoạt động như: Xây dựng và quảng bá các sản phẩm truyền thông giới thiệu về khu di tích thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, điểm du lịch Dương Xá, các nội dung ứng xử văn minh, thanh lịch của du khách khi đến tham quan, trải nghiệm. Xây dựng nhóm hướng dẫn viên du lịch là cán bộ, hội viên phụ nữ. Tổ chức các hoạt động cao điểm tuyên truyền, tôn vinh nét đẹp của phụ nữ địa phương trong trang phục áo dài truyền thống khi đón tiếp khách du lịch, khi tham gia các lễ hội được tổ chức tại khu di tích, điểm du lịch; Tiếp tục triển khai các hoạt động thực hiện Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ Phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ”, Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khuyết tật; chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”; chương trình “Đồng hành cùng con”, “Mẹ đỡ đầu”, “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”...

Gần 1.000 phụ nữ huyện Gia Lâm tham gia đồng diễn dân vũ áo dài “Sắc xuân xuống phố” - ảnh 4
Màn trình diễn bộ sưu tập áo dài “Sắc Xuân”, được thiết kế bởi các thầy cô giáo giảng viên trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội được trình diễn tại khu vực Tượng đài Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan

**** Trong khuôn khổ Chương trình "Lễ hội áo dài - Sắc xuân xuống phố" do Hội LHPN huyện Gia Lâm tổ chức kỷ niệm 960 năm Ngày đăng quang của Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, 960 hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện sẽ tham gia màn đồng diễn dân vũ “960 năm linh thiêng Nguyên Phi Ỷ Lan”, màn đồng diễn dân vũ cùng với hoạt động diễu hành áo dài - sắc xuân xuống phố sẽ diễn ra tại khu vực Quảng trường Cá Voi Vinhomes Ocean Park Gia Lâm.

Gần 1.000 phụ nữ huyện Gia Lâm tham gia đồng diễn dân vũ áo dài “Sắc xuân xuống phố” - ảnh 5
Chương trình "Lễ hội áo dài- sắc xuân xuống phố"  đã đưa hình ảnh Áo dài Việt Nam đi muôn nơi, tôn vinh vẻ đẹp rạng rỡ của người phụ nữ Thủ đô tự tin, năng động
Gần 1.000 phụ nữ huyện Gia Lâm tham gia đồng diễn dân vũ áo dài “Sắc xuân xuống phố” - ảnh 6
Tự hào Áo dài phụ nữ Việt Nam

Gần 1.000 phụ nữ huyện Gia Lâm tham gia đồng diễn dân vũ áo dài “Sắc xuân xuống phố” - ảnh 7

Màn đồng diễn dân vũ áo dài được cán bộ hội viên phụ nữ tự tin thể hiện
Gần 1.000 phụ nữ huyện Gia Lâm tham gia đồng diễn dân vũ áo dài “Sắc xuân xuống phố” - ảnh 8
Các tiết mục được chị em tập luyện những ngày trước đó để tự tin thể hiện trong chiều ngày 5.3 vừa rèn luyện sức khỏe vừa quảng bá hình ảnh áo dài tới bàn bè trong và ngoài nước
Gần 1.000 phụ nữ huyện Gia Lâm tham gia đồng diễn dân vũ áo dài “Sắc xuân xuống phố” - ảnh 9
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với 960 cán bộ hội viên phụ nữ Gia Lâm
Gần 1.000 phụ nữ huyện Gia Lâm tham gia đồng diễn dân vũ áo dài “Sắc xuân xuống phố” - ảnh 10
Tiết mục tham gia giao lưu dân vũ, khiêu vũ thể thao của các Câu lạc bộ phụ nữ trên địa bàn huyện Gia Lâm

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội: Chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình  Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu

Hội LHPN Hà Nội: Chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu

(PNTĐ) -Sáng ngày 30/5, Hội LHPN Hà Nội  tổ chức tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng”  nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế,  những thuận lơi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời tìm ra những giải pháp để tiếp tục  nhân rộng mô hình điểm trong thời gian tới.
Mê Linh “tăng tốc” giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

Mê Linh “tăng tốc” giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

(PNTĐ) - Giải phóng mặt bằng là khâu đầu tiên, cũng là trọng điểm trong triển khai các dự án nói chung. Đối với dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, công tác giải phóng mặt bằng lại càng đặc biệt quan trọng và khó khăn, bởi diện tích đất cần thu hồi lên đến hàng trăm ha, gồm cả đất nông nghiệp, đất ở, đất giao thông, trường học, nghĩa trang và hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với cách làm bài bản, sáng tạo, huyện Mê Linh đã và đang hoàn thành giải phóng mặt bằng đúng tiến độ Thành phố giao.
Sôi nổi Hội thi cán bộ Hội giỏi tuyên truyền xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Sôi nổi Hội thi cán bộ Hội giỏi tuyên truyền xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

(PNTĐ) -Sáng ngày 29/5, Hội LHPN huyện Ba Vì đã tổ chức hội thi cán bộ Hội giỏi tuyên truyền, vận động nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023; hội thi “Cắm hoa nghệ thuật”, cùng với các hoạt động trưng bày mô hình “Chống rác thải nhựa” và trưng bày sản phẩm nông sản của nữ chủ cơ sở sản xuất trên địa bàn.
Đã chi khoảng 230.000 tỷ đồng phục vụ chống dịch COVID-19 và an sinh xã hội

Đã chi khoảng 230.000 tỷ đồng phục vụ chống dịch COVID-19 và an sinh xã hội

(PNTĐ) -Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 29/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.