Hà Nội có đủ năng lực, sẵn sàng các kịch bản phòng, chống dịch Covid-19 thắng lợi

Chia sẻ

Giãn cách xã hội ít nhiều có tác động đến đời sống nhân dân, doanh nghiệp, nguời lao yếu thế, thành phố đã có kế hoạch, phương án cụ thể đến từng phường, xã, thôn, sẽ có thêm chính sách nhằm hỗ trợ cho các đối tượng, ngoài chính sách của TƯ để người dân vơi bớt khó khăn.

Đặc biệt, với tinh thần mục tiêu hàng đầu là vì sức khỏe, tính mạng, sự an toàn của người dân. Do đó, rất mong có sự vào cuộc của người dân, sự đồng thuận, ủng hộ của người dân là mang tính quyết định. Trước hết là sự nghiêm túc chấp hành những nội dung trong Chỉ thị 17 mà TP đã ban hành.

Đó là thông tin mà Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh tại buổi họp thông tin về các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 của TP sáng 24/7.

Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, tính đến 7 giờ sáng 24/7, có 9 ca F1 thành F0 trên địa bàn TP. TP hiện đang điều trị cho 379 bệnh nhân, trong đó có 8 bệnh nhân nặng.

Thành uỷ, UBND TP Hà Nội đã tổ chức buổi họp thông tin về các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 của TPThành uỷ, UBND TP Hà Nội đã tổ chức buổi họp thông tin về các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 của TP

Trong những ngày vừa qua, trung bình mỗi ngày Hà Nội phát hiện 50 - 60 trường hợp nhiễm Covid-19. Dự báo, trong những tới có thể tăng tiếp do một số trường hợp phát hiện ngoài cộng đồng, không có triệu chứng, có trường hợp, chỉ có triệu chứng ho, sốt, xét nghiệm tình cờ dương tính. Ngoài ra, do chủng Detal có tốc lây lan nhanh nên thời gian tới khả năng dịch lây lan nhanh.

Sở Y tế đã xây dựng kịch bản chi tiết xây dựng 1000 giường, 50.000, 100.000  giường chia làm 4 tầng điều trị. Cụ thể, tầng 1 gồm khoảng 80% các bệnh nhân không triệu chứng, nhẹ và sẽ kích hoạt bệnh viện dã chiến thu dung điều trị.

Tầng 2, bệnh nhân có triệu chứng trung bình, bệnh nền thì sẽ kích hoạt bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện, trung tâm y tế để điều trị.

Tầng 3 bao gồm cả tầng 3 và 4, theo đó, bao gồm 5% bệnh nhân nặng, có nguy cơ tử vong cao thì kích hoạt bệnh viên Đa khoa Đức Giang làm bệnh viện tuyến cuối để đáp ứng việc điều trị.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại họp báo.Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại họp báo.

Về năng lực xét nghiệm, có năng lực xét nghiệm 48.000 mẫu/ ngày với 20 mày PCR và 111 xe cứu thương. Ngoài ra, hệ thống Y tế Thủ đô đang thực hiện quy chế phối hợp tận dụng tuyến y tế ngoài công lập, T.Ư, bộ ngành và lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn.

Liên quan đến công tác tiêm vacine, Sở Y tế cho biết, tính đến ngày 23/7, Hà Nội đã tiêm 211.000 mũi vaccine và kế hoạch tiêm triển khai với chỉ tiêu cao nhất 100 - 200.000 mũi 1/ngày; bố trí 1000 - 2000 dây truyền tiêm tại các xã, phường, thị trấn đối với các bệnh nhân có nguy cơ. Đối với bệnh nhân có bệnh nền, có kế hoạch tiêm tại bệnh viên nơi có đủ trang thiết bị để sẵn sàng cấp cứu nếu có biến chứng xảy ra. Theo kế hoạch, đến tháng 3/2022 sẽ tiêm được cho 70% người dân Thủ đô.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, Hà Nội cho biết, thực hiện Chỉ thị 17 của UBND TP, Sở xác định 3 đối tượng ưu tiên được đi lại. Cụ thể gồm xe trở hàng hoá trên luồng xanh quốc gia; xe trở hàng hoat thiết yếu, phục vụ đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình xây dựng được phép hoạt động, xe công vụ của các cơ quan đơn vị; các loại phương tiện vận chuyển hành khách được cấp phép lưu thông theo quy định.

Ngoài ra, Sở đang phố hợp với Công an TP duy trì 22 chốt trực và sắp tới sẽ bố trí thêm 30 chốt trực trong TP, 26 chốt tại quận, huyện để kiểm soát các hoạt động phòng chống dịch.

Đối với việc các chốt có lưu lượng giao thông lớn tại Pháp Vân – Cầu Giẽ có hiện tượng ùn tắc, Sở đã thống nhất Công an TP bố trí chốt trực nhiều tầng lớp để đảm bảo giãn cách giao thông và để kiểm soát 100% phương tiện ra vào và không gây ùn tắc.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, trong Chỉ thị 17 của Thành phố không nêu rõ cấm hoạt động của các vận chuyển hàng hoá thông qua các app công nghệ, shiper. Tuy nhiên, giao cho Sở GTVT có phương án, nên với tinh thần chống dịch như chống giặc, Sở thống nhất sẽ dừng các hoạt động vận chuyển này.

Do hiện nay một số hãng công nghệ chưa hiểu rõ nên ngay sau hội nghị, Sở sẽ có văn bản chính thức để gửi đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối để đảm bảo công tác phòng chống dịch được thực hiện tốt nhất.

Tại buổi họp, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, Hà Nội khẳng định, Hà Nội bảo đảm dự trữ đầy đủ 17 nhóm hàng thiết yếu, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Theo đó, lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ Nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, TP khoảng 21.500 tỷ đồng.

Hiện hàng hóa hiện đang rất dồi dào. Các hệ thống phân phối đều tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng 30 - 50%, trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường, với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng.

Để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối và các quận huyện đưa hàng kịp thời đến 7.500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, lý do vì sao phải áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, do diễn biến dịch bệnh trên địa bàn đến nay TP ghi nhận 257 ca trong cộng đồng, nhiều F0 mất dấu và nguy cơ lây ra cộng đồng rất cao. Với tính chất là Thủ đô, Hà Nội không bảo đảm được công tác phòng, chống dịch tốt sẽ có tác động rất lớn đối với cả nước. Tại cuộc làm việc của Thủ tướng tuần trước, cũng chỉ đạo phải bảo đảm được thành quả chống dịch và thành trì Thủ đô. Do đó, Hà nội đã quyết định áp dụng Chỉ thị 16.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, thời gian qua, Hà nội đã áp dụng các biện pháp đồng bộ cùng sự chung tay của báo chí, doanh nghiệp, người dân nên cơ bản Hà Nội đã đạt được những hiệu quả phòng chống dịch. Để chuẩn bị cho việc này, thời gian qua, mặc dù thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng nhưng thực tế đã áp dụng một số biện pháp mạnh hơn. Bên cạnh đó, Hà Nội đã tổ chức diễn tập thực hiện Chỉ thị 16 và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân….

Ngành Y tế Thủ đô đảm bảo được công tác phòng, chống dịch; điều trị, chữa trị; tiêm chủng trong các tình huống kể cả nhân lực, vật lực... Với vai trò là Thủ đô, chúng tôi không chỉ có hệ thống y tế toàn TP mà còn hệ thống y tế của T.Ư, các bộ ngành trên địa bàn, hệ thống y tế tư nhân sẵn sàng tham gia chống dịch.

Do đó, Phó Bí thư Thành ủy cho biết, người dân có thể yên tâm vào công tác chỉ đạo, điều hành trong phòng chống dịch của TP vì đã có kinh nghiệm từ đợt dịch năm 2020 và rút kinh nghiệm của các địa phương. Hiện Hà Nội đã chuẩn bị tốt các nguồn hàng; tính toán kế hoạch lưu thông, phân phối các nguồn hàng đó; đảm bảo kiểm tra giám sát để cung cấp hàng hóa bình ổn giá. Việc này không chỉ đảm bảo chỉ cung cấp cho 15 ngày mà còn đảm bảo cho thời gian dài hơn nữa.

Đồng chí Phó Bí thư nhấn mạnh, giãn cách xã hội ít nhiều có tác động đến đời sống nhân dân, doanh nghiệp, nguời lao yếu thế, thành phố đã có kế hoạch, phương án cụ thể đến từng phường, xã, thôn, sẽ có thêm chính sách nhằm hỗ trợ cho các đối tượng, ngoài chính sách của TƯ để người dân vơi bớt khó khăn. Đặc biệt, với tinh thần mục tiêu hàng đầu là vì sức khỏe, tính mạng, sự an toàn của người dân. Do đó, rất mong có sự vào cuộc của người dân, sự đồng thuận, ủng hộ của người dân là mang tính quyết định. Trước hết là sự nghiêm túc chấp hành những nội dung trong Chỉ thị 17 mà TP đã ban hành.

HẢI NAM

                                                                                            ỉ

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.