Hà Nội đặt mục tiêu 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế

Chia sẻ

Hà Nội đặt mục tiêu 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; 100% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; 100% người cao tuổi khi ốm đau, dịch bệnh được khám chữa bệnh và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng đến năm 2030.

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 30/KH-UBND Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi (NCT) đến năm 2030 trên địa bàn TP Hà Nội. Kế hoạch đặt ra mục tiêu giai đoạn 2022 – 2025 có ít nhất 50% NCT có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm, được hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm. Hộ gia đình có NCT có nhu cầu và điều kiện được vay vốn khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi. Giai đoạn 2026 – 2030, có ít nhất 70% NCT có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm, được hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp...

Giai đoạn 2022 – 2025, TP Hà Nội có trên 80% NCT có thẻ bảo hiểm y tế; khoảng 90% NCT được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; 100% NCT khi ốm đau, dịch bệnh được khám chữa bệnh và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng. Giai đoạn 2026 – 2030 có 100% NCT có thẻ bảo hiểm y tế; khoảng 90% NCT được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe.

TP Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu giai đoạn 2022 – 2025 có 100% NCT không phải sống trong nhà tạm, dột nát; 100% NCT thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không có người phụng dưỡng được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội theo quy định.

Để tạo sinh kế cho NCT, Hà Nội thực hiện hỗ trợ việc làm, hướng nghiệp đối với những người còn sức lao động. Đồng thời hỗ trợ thí điểm mô hình khởi nghiệp phù hợp với NCT; hỗ trợ thí điểm mô hình sinh kế đối với gia đình có NCT, ưu tiên được vay vốn với lãi suất ưu đãi để tạo việc làm, tăng thu nhập...TP nghiên cứu các chính sách trợ giúp xã hội đối với NCT có hoàn cảnh khó khăn, nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội theo khả năng, ngân sách của TP.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Nhằm tăng cường sức khỏe cho NCT, Hà Nội sẽ thực hiện trợ giúp y tế như triển khai chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ quản lý theo dõi sức khỏe NCT ở trạm y tế tuyến xã, ưu tiên nhóm NCT từ đủ 80 tuổi trở lên và từng bước mở rộng đến nhóm từ 65 tuổi trở lên. Hà Nội phát triển khoa lão khoa tại các bệnh viện đa khoa tuyến TP; phát triển mạng lưới nhân viên chăm sóc, thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe cho NCT tại nhà và cộng đồng.

Một giải pháp quan trọng sẽ được TP thực hiện là phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho NCT; trợ giúp NCT tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Đồng thời, nghiên cứu, phát triển các công nghệ, công cụ, tài liệu hỗ trợ NCT sử dụng CNTT và truyền thông, truyền nghề, sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT...

UBND thành phố xác định, Kế hoạch nhằm phát huy tối đa vai trò, kinh nghiệm của người cao tuổi tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, việc làm, kinh tế, chính trị của đất nước phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng; thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi.

Tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần, phòng chống ngược đãi người cao tuổi; nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi; xây dựng môi trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí.

Nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người cao tuổi; hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội hướng tới đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ chăm sóc xã hội người cao tuổi, chú trọng người cao tuổi khuyết tật, người cao tuổi thuộc diện nghèo không có người phụng dưỡng, người cao tuổi dân tộc thiểu số; huy động khu vực tư nhân vào tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe./.

MINH HIỀN

Tin cùng chuyên mục

Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời liên quan đến Nghị định 117/2025/NĐ-CP về quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử có hiệu lực từ tháng 7/2025, chuyển trách nhiệm kê khai và nộp thuế từ hàng triệu cá nhân bán hàng nhỏ lẻ sang các tổ chức quản lý sàn thương mại điện tử và các nền tảng số có chức năng thanh toán.
Hiệu quả trong những ngày đầu cả nước vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hiệu quả trong những ngày đầu cả nước vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà trả lời báo chí về hiệu quả trong những ngày đầu cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp (1/7/2025) và triển khai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời về dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực nào

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời về dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực nào

(PNTĐ) - Chiều 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà trả lời báo chí về dòng vốn tín dụng này đã bơm ra nền kinh tế tập trung vào lĩnh vực nào và tỷ trọng là bao nhiêu, khi tính đến cuối tháng 5/2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.