Hà Nội mới chỉ có khoảng 12% số người sử dụng xe buýt

Chia sẻ

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Tổng công ty Vận tải Hà Nội đã triển khai ngay các biện pháp tiết kiệm chi phí SXKD và tiết giảm chi phí quản lý, phòng chống dịch.

Ông Ngô Xuân Phú, Phó Tổng Giám đốc cho biết, trong đại dịch Covid -19 vừa qua, Tổng công ty đã cắt giảm 20-40% tiền lương của ban lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp tổng công ty và cấp đơn vị trực thuộc... Thực hiện giảm ngày công khối gián tiếp và phân công làm việc luân phiên đối với các lao động trực tiếp như công nhân lái xe, nhân viên bán vé... để tiết giảm chi phí, ổn định một phần thu nhập cho người lao động.

Xe buýt ảnh hưởng nhiều đó dịch Covid-19Xe buýt ảnh hưởng nhiều đó dịch Covid-19

Nằm trong nhóm ngành nghề chịu tác động trực tiếp nhất, hoạt động SXKD của Tổng công ty đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Toàn bộ các lĩnh vực SXKD của Tổng công ty đã phải ngừng hoạt động trong suốt thời gian thực hiện giãn cách xã hội từ ngày ¼. Trước đó nhiều hoạt động cũng đã phải dừng sản xuất hoặc cắt giảm sản lượng, và đến nay cần còn một số hoạt động chưa thể tổ chức lại sản xuất. Các hoạt động còn lại mặc dù đã khôi phục lại SXKD, nhưng sản lượng sụt giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Về lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, trong 6 tháng đầu năm, tổng công ty đã duy trì thực hiện tốt công tác điều hành, kiểm soát chất lượng dịch vụ, tiếp tục thực hiện rà soát, hợp lý hóa các chi phí, định mức hoạt động buýt nhằm tối ưu hóa hiệu quả chi phí và giữ ổn định chất lượng dịch vụ xe buýt. Triển khai mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng VN-Pay trên các tuyến buýt BRT, 68, 86 và City tour. Đã đầu tư 76 phương tiện mới tiêu chuẩn EURO IV thay thế cho các phương tiện đã sử dụng trên 10 năm.

Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh, sản lượng khách đi xe sụt giảm nghiêm trọng do hầu hết các trường học ở Hà Nội đóng cửa từ sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán và người dân e ngại sử dụng phương tiện công cộng. Để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, từ ngày 27/3/2020 đã cắt giảm 20% chuyến lượt, trên 1.000 lượt/ngày, từ ngày 27/3/2020 tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt theo chỉ đạo của Thành phố. Ngoài ra, chính sách miễn phí vé xe buýt đối với người cao tuổi cũng dẫn đến sản lượng hành khách mua vé giảm nhiều so với trước khi áp dụng chính sách. Điều này đã dẫn đến thực hiện thiếu hụt nghiêm trọng sản lượng chuyến lượt, hành khách, doanh thu các tuyến buýt của Tổng công ty so với kế hoạch đặt hàng và hồ sơ thầu. Tổng km vận hành thực tế ước đạt gần 37,7 triệu Km, bằng 82,8% kế hoạch...

Đại diện Tổng công ty vận tải Hà Nội cho biết, để phòng nguy cơ Covid -19, tổng có ban chỉ đạo phòng chống Covid-19, triển khai các biện pháp phòng chống dịch nói chung và các tuyến xe buyt nói riêng. Tất cả xe buýt được phun, khử khuẩn theo đúng yêu cầu, các lái xe, nhân viên phục vụ được đeo khẩu trang, trang bị nước rửa tay, trang bị bảo hộ chuyên ngành... ngay sau khi diễn biến tình hình dịch bệnh mới, ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh covid -19 đã họp triển khai về công tác vệ sinh, khử khuẩn, đeo khẩu trang, nước khử khuẩn trên xe. Triển khai ngay lập danh sách các cán bộ, nhân viên từ 12/7 đến nay có đi du lịch tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi để khai báo, khuyến cáo theo dõi sức khỏe.

Trong thời gian dịch có khoảng 6 nghìn công nhân lái xe bị cắt giảm lương, chính phủ đã hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng, nhưng đối với người lao động này chưa nằm trong khung được hỗ trợ, Tổng công ty bằng nguồn lực của mình hỗ trợ trong thời gian nghỉ dịch, ổn định tư tưởng, để sau dịch người lao động quay lại lao động bình thường.

Ông Phạm Thanh Học, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, tỷ lệ đất dành cho giao thông khoảng 8,5%, trong khi dân số khoảng 8,5 triệu người, nhiều nước phát triển dành ¼ quỹ đất cho giao thông. Quỹ đất thì hạn chế, chúng ta khó để đáp ứng theo việc tăng dân số về Hà Nội và tăng phương tiện cá nhân. Vì vậy, biện pháp giảm tải là tăng phương tiện công cộng. Năm 2010, chúng ta mơ ước mỗi năm có khoảng 10 triệu lượt người đi lại xe buýt, nhưng hiện nay mấy chục triệu lượt người, nhưng so với thực tế, chúng ta mới chỉ có khoảng 12% số người sử dụng vận tải công cộng mà chủ yếu là xe buýt. Mạng lưới xe buýt ngày càng mở rộng, có trợ giá tại các huyện ngoại thành, liên tục đầu tư mới, ứng dụng công nghệ,... Đây là phương tiện phù hợp, giảm tải ách tắc nhất cho Hà Nội.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

(PNTĐ) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

(PNTĐ) - Tối ngày 5/5, tại TP Điện Biên Phủ, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TPHCM. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự sự kiện tại điểm cầu TPHCM. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Thủ đô Hà Nội) là 1 trong 5 điểm cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

(PNTĐ) - Chiều 4/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tham gia tiếp xúc cử tri còn có các đại biểu Quốc hội: Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.