Hàng nghìn giáo viên đổ xô đi học... nâng chuẩn

Chia sẻ

Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên các cấp nâng cao hơn so với Luật Giáo dục 2005. Điều đó có nghĩa, tới đây, hàng trăm nghìn giáo viên cần được nâng chuẩn đào tạo và các trường đào tạo trung cấp sư phạm sẽ không còn.

Học viên trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội thời điểm trường còn “sứ mệnh” đào tạo giáo viên mầm non	 (Ảnh: TT)Học viên trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội thời điểm trường còn “sứ mệnh” đào tạo giáo viên mầm non (Ảnh: TT)

Giáo viên: Nâng chuẩn theo lộ trình đến năm 2030

Theo Luật Giáo dục 2005, chuẩn trình độ đào tạo giáo viên (GV) mầm non và giáo viên tiểu học là trung cấp Sư phạm, đối với giáo viên THCS cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng Sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Giáo dục, từ ngày 1/7/2020, chuẩn trình độ đào tạo GV mầm non là CĐ Sư phạm, GV tiểu học và THCS là cử nhân thuộc ngành đào tạo GV.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến cuối năm 2019, tổng số giáo viên trên cả nước cần thực hiện nâng chuẩn là khoảng trên 250.000 người. Trong đó, giáo viên tiểu học chiếm khoảng 46% (tương đương gần 117.000 người), giáo viên mầm non khoảng hơn 89.000 người.

Giáo viên thực hiện nâng chuẩn trình độ thuộc 3 đối tượng: GV mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng Sư phạm trở lên, tính từ ngày 1/7/2020 còn đủ 7 năm công tác đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định; GV tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 1/7/2020 còn đủ 8 năm công tác đối với GV có trình độ trung cấp, còn đủ 7 năm công tác đối với GV có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định; GV THCS chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 1/7/2020 còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

Trước thông tin về việc phải nâng chuẩn đào tạo, nhiều giáo viên tỏ ra lo lắng, thậm chí đổ xô tìm các lớp học liên thông để “tự nâng chuẩn”. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT, việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo GV các cấp sẽ được thực hiện theo lộ trình chứ không phải ngay trong “một sớm một chiều”. Cụ thể, theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP mà Chính phủ vừa mới ban hành ngày 30/6/2020, lộ trình nâng chuẩn sẽ kéo dài đến hết ngày 31/12/2030. Trong đó, giai đoạn I được tính từ ngày 1/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025.

Đối với bậc mầm non, hết giai đoạn I, Chính phủ đặt mục tiêu bảo đảm đạt ít nhất 60% số GV đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng Sư phạm. Đối với bậc tiểu học, hết giai đoạn I đạt mục tiêu bảo đảm đạt ít nhất 50% GV đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân; Đối với bậc THCS, hết giai đoạn I, Chính phủ đặt mục tiêu bảo đảm đạt ít nhất 60% số GV đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân. Với các cấp học, kết thúc giai đoạn II cũng là lúc 100% GV cả nước trong diện nâng chuẩn hoàn thành việc nâng chuẩn.

Sẽ xóa sổ trường trung cấp sư phạm?

Cũng từ quy định của Luật Giáo dục, khi trình độ GV được nâng chuẩn thì các trường trung cấp Sư phạm sẽ không còn lý do để tồn tại. Bộ GD-ĐT cũng đặt ra mục tiêu giải thể các trường trung cấp Sư phạm và không tổ chức đào tạo GV ở các trường trung cấp chuyên nghiệp khác. Các trường CĐ đa ngành có chương trình đào tạo GV cũng phải xây dựng lộ trình chấm dứt đào tạo GV trước năm 2025. Ngay từ năm học 2020-2021, ngành học mầm non chính thức dừng tuyển sinh hệ trung cấp. Từ đây, không ít trường trung cấp và CĐ Sư phạm gặp phải khó khăn trong hoạt động.

Tại Hà Nội, theo đề án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội sẽ được giải thể, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây được sáp nhập vào ĐH Thủ đô.

Tuy nhiên, xung quanh việc sắp xếp này, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Theo TS Lê Viết Khuyết, Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam chủ trương nâng chuẩn đào tạo trình độ giáo viên là đúng và phù hợp với sự phát triển của xã hội. TS Khuyến cũng ủng hộ chủ trương sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm, nhưng cho rằng cần có lộ trình và giai đoạn dự phòng. Theo TS Khuyến, không nên ngay lập tức “xóa sổ” các trường trung cấp Sư phạm mà vẫn cho các trường này hoạt động với chỉ tiêu đào tạo hạn chế và giảm dần. Việc giao chỉ tiêu cho chính quyền địa phương theo hướng đào tạo theo địa chỉ. Địa phương cần bao nhiêu giáo viên thì giao từng đó chỉ tiêu. Cùng với đó, có kế hoạch nâng cấp các trường trung cấp Sư phạm lên cao đẳng, trường cao đẳng sư phạm lên đại học. Chỉ khi các trường này không thể nâng cấp thì mới giải thể. Làm như vậy sẽ tránh được sự xáo trộn cho các trường và xã hội.

Hiệp hội cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT, các bộ, ngành và địa phương liên quan chưa sáp nhập các trường sư phạm với các đơn vị khác thuộc thẩm quyền. Theo Hiệp hội, cần giữ nguyên hệ thống các cơ sở sư phạm như hiện nay. Thực hiện phân tầng hệ thống này thành các trường đại học Sư phạm - đại học giáo dục trọng điểm, các trường - khoa đại học Sư phạm địa phương, các trường - khoa cao đẳng Sư phạm địa phương.

Theo TS Khuyến, không nên sáp nhập các trường CĐ Sư phạm vào trường ĐH Sư phạm vì mỗi trường có sứ mệnh riêng, trường CĐ đào tạo theo hướng thực hành còn ĐH đào tạo theo hướng hàn lâm. Giáo dục cần có sự đa dạng, phân cấp, phân tầng chứ không nên chỉ tồn tại vài trường ĐH Sư phạm lớn trong cả nước. Khi thực hiện Luật GD, nên xem xét chuyển đổi các trường CĐ Sư phạm thành trường CĐ đa ngành, trong đó đào tạo Sư phạm chỉ là một ngành trong nhiều ngành của trường này.

TRUNG THU

Tin cùng chuyên mục

Vướng vòng lao lý vì đòi nợ kiểu côn đồ

Vướng vòng lao lý vì đòi nợ kiểu côn đồ

(PNTĐ) - Ngày 6/5, TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo Phạm Văn Kiên (SN 1982), Bùi Xuân Thành (SN 1990) và 10 bị cáo khác đều ở Thanh Trì, Hà Nội ra xét xử về tội “Cướp tài sản”, “Bắt, giữ người trái pháp luật”. Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn Văn Hiền (SN 1985, ở Hà Giang).
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(PNTĐ) - Sáng 6/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dẫn đầu đoàn đại biểu thành phố đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, tại nhà số 30 Hoàng Diệu, quận Ba Đình. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và đại diện lãnh đạo Bộ Tư Lệnh Thủ đô.
Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

(PNTĐ) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

(PNTĐ) - Tối ngày 5/5, tại TP Điện Biên Phủ, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TPHCM. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự sự kiện tại điểm cầu TPHCM. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Thủ đô Hà Nội) là 1 trong 5 điểm cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

(PNTĐ) - Chiều 4/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tham gia tiếp xúc cử tri còn có các đại biểu Quốc hội: Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.