Hết lòng vì trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Chia sẻ

Dù đã nghỉ hưu nhưng bà Tạ Thị Ngọc Thanh vẫn miệt mài làm việc thiện, tích cực tham gia ủng hộ giúp đỡ những trẻ em khó khăn vượt khó học giỏi. Với những đóng góp vì trẻ em và cộng đồng năm 2016, bà Tạ Thị Ngọc Thanh vinh dự là một trong 10 tấm gương điển hình được UBND TP Hà Nội trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô Ưu tú.

Bà Tạ Thị Ngọc Thanh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. 2 tuổi, bà mồ côi mẹ, đến năm lên 11 tuổi lại mồ côi cha, nhưng bà nhận được nhiều tình cảm của người thân, họ hàng giúp đỡ. Với ý chí nỗ lực vươn lên, bà học tập chăm chỉ để vượt lên số phận. Năm 1969, bà được cử đi học chuyên ngành Tâm lý giáo dục tại trường đại học sư phạm Gersen Leningrat (Liên Xô cũ). Năm 1974, tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, bà về nước công tác tại ban Tâm lý Viện Khoa học giáo dục, rồi được bổ nhiệm làm Phó ban Nghiên cứu cải cách mầm non, thuộc Bộ Giáo dục.

Năm 1987, tổ chức SOS quốc tế và UBND thành phố Hà Nội lập dự án xây dựng Làng trẻ em SOS. Đây là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc và giúp đỡ trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tìm lại tình yêu thương, được tạo điều kiện hưởng đầy đủ quyền về trẻ em, phát triển toàn diện để trở thành công dân có ích cho xã hội. Như một cơ duyên, bà Tạ Thị Ngọc Thanh được phân công làm Giám đốc đầu tiên của Làng trẻ SOS và gắn bó với ngôi làng này. 10 năm công tác tại đây, hơn ai hết bà thấu hiểu hoàn cảnh của từng cháu nhỏ mồ côi, nên không chỉ dành hết tình cảm yêu thương, thời gian chăm sóc những đứa trẻ mà còn dạy dỗ chúng lớn khôn, sống có ích cho cộng đồng.

Bà Tạ Thị Ngọc Thanh.Bà Tạ Thị Ngọc Thanh.

Vốn nặng tình, say mê với với công tác xã hội, bản thân là đảng viên, sau khi nghỉ hưu ở Làng trẻ SOS, bà trở về địa phương tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội. Mặc dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, chồng bị sức khỏe yếu hay ốm đau nhưng bà vẫn sắp xếp công việc gia đình để gắn bó công việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” của địa phương. 17 năm liền (từ 1998 - 2015), bà được chi bộ tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ số 1B nay là Chi bộ số 2 phường Dịch Vọng Hậu. Bà vận động hội viên, phụ nữ tham gia vệ sinh khu phố, huy động các hộ gia đình giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, rồi đứng ra hòa giải cho các gia đình có mâu thuẫn, khuyên giải các cặp vợ chồng mâu thuẫn trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái… giúp cho người dân trong khu phố thêm đoàn kết, gắn bó. Vì thế nhiều năm liền Chi bộ số 1B do bà làm Bí thư đều đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.

Ở tuổi 75, bà Thanh vẫn nhiệt tình tham gia công tác khuyến học của phường Dịch Vọng Hậu. Anh Nguyễn Anh Dũng - con trai bà Tạ Thị Ngọc Thanh cho biết: Những năm trước đây, ngôi nhà của gia đình từng trở thành địa điểm họp của Chi bộ, các đoàn thể quần chúng, tổ dân phố. Đặc biệt, với đồng lương hưu và tiền phụ cấp, mẹ tôi đều tiết kiệm dành dụm để làm từ thiện. Mỗi năm bà dành tiền mua xe đạp, quần áo, đồ dùng học tập để tặng cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi trị giá hơn 20 triệu đồng. Mỗi lần tivi, báo đài đăng phát những địa chỉ cần giúp đỡ, mẹ tôi thường ghi chép lại và gửi tiền ủng hộ.

Bà Thanh còn nhận đỡ đầu lâu dài cho 15 cháu nhỏ mồ côi và giúp đỡ 2 cháu có bố làm nhiệm vụ ở hải đảo xa xôi của Tổ quốc. Điều đáng mừng là những em nhỏ được bà giúp đỡ đều nỗ lực học tập, đỗ vào các trường đại học và cao đẳng. Nhiều em còn được nhận học bổng đi du học ở nước ngoài. Những việc bà làm đều xuất phát từ cái tâm của mình.

 Đến giờ, khi đã bước sang tuổi xưa nay hiếm, bà không nhớ nổi có bao nhiêu đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn nhận được sự hỗ trợ của mình. Bởi bà không chỉ giúp đỡ trẻ em tại địa phương mà còn giúp những em nhỏ ở các tỉnh, thành khác trong cả nước. Bà còn đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời với mong muốn dành tặng một phần cơ thể để mang lại ánh sáng cho người khác.

Với những thành tích trong công tác và hoạt động nhân đạo từ thiện giúp đỡ trẻ em khó khăn. Năm 1995, bà được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; được tặng kỷ niệm chương Chữ thập đỏ, kỷ niệm chương Khuyến học. Nhiều năm liền, bà được UBND quận Cầu Giấy tặng Giấy khen, tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp quận; 3 lần đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu cấp Thành phố (1996, 2014, 2015); 2 lần được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen (năm 1992, 1993); được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng Bằng khen năm 2007, 2016. Năm 2016, bà Tạ Thị Ngọc Thanh được UBND TP Hà Nội tặng danh hiệu Công dân Thủ đô Ưu tú.

HOÀNG ANH

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng ngày đêm tập dượt cho lễ diễu binh, diễu hành vào dịp Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Để chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), tại các địa điểm Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Huấn luyện Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Trung tâm Huấn luyện Miếu Môn, các khối đi của lực lượng quân đội, công an tham gia diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm trên đang gấp rút hoàn thiện từng động tác đi, đứng, chào.
Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

Hà Nội đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt quốc gia

(PNTĐ) - Sáng 11/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo GPMB dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội) để nghe báo cáo về tiến độ triển khai công tác GPMB 2 dự án này.
Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

Các cơ quan báo chí Thủ đô tích cực tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7

(PNTĐ) - Các cơ quan báo chí Thủ đô đã kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu sắc các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và thành phố; trọng tâm là tuyên truyền cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đặc biệt là tại 126 đơn vị hành chính cấp xã mới; lan tỏa tinh thần đồng thuận trong xã hội, nêu bật tính chất đột phá, cách mạng và dấu ấn lịch sử của sự kiện này.