Hỗ trợ tối đa cho công dân khi thay đổi giấy tờ, giải quyết hồ sơ do thay đổi tên gọi địa giới hành chính

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đang tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.

Quá trình triển khai tổ chức thực hiện, thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo sát sao Ban Thường vụ các cấp ủy quận, huyện, thị xã; UBND quận, huyện, thị xã thực hiện công khai, dân chủ, tạo sự thống nhất, đồng thuận của nhân dân, nhất là phương án sắp xếp tên gọi của đơn vị hành chính mới, sắp xếp bố trí cán bộ, công chức, để công tác sắp xếp bảo đảm thực hiện tốt yêu cầu của các Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và Nghị quyết số 117/NQ-CP và sau sắp xếp tạo bước phát triển, sức bật trong giai đoạn mới.

Hỗ trợ tối đa cho công dân khi thay đổi giấy tờ, giải quyết  hồ sơ do thay đổi tên gọi địa giới hành chính - ảnh 1
Người dân sẽ  được  hỗ trợ tối đa khi thay đổi giấy tờ tùy thân, giải quyết các hồ sơ do thay đổi tên gọi địa giới hành chính. Ảnh: Minh họa.

Đối với công tác cán bộ do sắp xếp đơn vị chính cấp xã, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 đã nêu rõ: Khi nhập hai bộ máy, ngoài những cán bộ, công chức chuyển công tác hoặc xin nghỉ hưu theo nguyện vọng cá nhân thì sẽ cần sắp xếp, còn lại sẽ nhập nguyên trạng số lượng cán bộ, công chức của hai bên và giải quyết từng bước theo lộ trình sau 5 năm từ khi quyết định hợp nhất có hiệu lực.

Trong đó, với những vị trí cán bộ chuyên trách của các đơn vị cấp xã phải sắp xếp đơn vị hành chính (Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, trưởng đoàn thể), Thành phố sẽ có phương án và chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tiến hành sắp xếp bảo đảm phù hợp; các chức danh cấp phó và công chức của 2 đơn vị sáp nhập thì được giữ nguyên, nên những vị trí công việc mà họ đang đảm nhiệm sẽ được tiếp tục, không có gì thay đổi. Do đó, có thể thấy, không có gì đáng lo ngại về việc cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Chủ trương của Thành phố là hỗ trợ tối đa cho công dân khi thay đổi giấy tờ tùy thân, giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính có liên quan do thay đổi tên gọi địa giới hành chính. Thành phố sẽ có chỉ đạo cụ thể nội dung này trong thời gian tới.

Việc giải quyết chuyển đổi giấy tờ thủ tục hành chính do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã được Thành phố chỉ đạo Công an thành phố thực hiện giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (về nhân thân) cho người dân theo cơ chế thành phố hỗ trợ toàn bộ.

Thực tế trước đây trong giai đoạn 1 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tại một số địa phương đã hỗ trợ người dân theo hướng Công an Thành phố xuống tận địa bàn thôn, tổ dân phố để làm thủ tục hành chính cho người dân, nên người dân có thể yên tâm về vấn đề này.

Từ kinh nghiệm đó, trong lần sắp xếp này, đối với toàn bộ giấy tờ thủ tục hành chính để thay đổi địa danh, tên gọi của đơn vị hành chính, Ban Chỉ đạo Thành phố đã có chỉ đạo Công an Thành phố và các cơ quan chuyên môn thành lập các tổ công tác xuống trực tiếp thôn, tổ dân phố để hỗ trợ người dân với mục tiêu nhanh nhất có thể, không bị gián đoạn. 

Sau khi có hướng dẫn của Sở Nội vụ, các quận, huyện đã triển khai rà soát rất nghiêm túc, lập danh sách, niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, điểm sinh hoạt của cộng đồng dân cư theo đúng quy định tại Nghị định số 66/2023/NĐ-CP.

Đáng chú ý, nếu như trước đây việc lập danh sách cử tri lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính chỉ hướng tới những người dân nơi cư trú, thì nay theo Nghị định số 66/2023/NĐ-CP sẽ lấy ý kiến thêm đối với những người có đăng ký tạm trú từ 6 tháng trở lên.

Qua danh sách cử tri được niêm yết trong vòng 30 ngày, người dân kiểm tra thông tin nếu phát hiện sai sót thì phản ánh ngay. Từ đó cán bộ thôn, tổ dân phố sẽ báo cáo UBND xã, phường để chỉnh sửa hoặc bổ sung thông tin cử tri chính xác, kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất về nhận thức, tư tưởng vì lợi ích chung của đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất về nhận thức, tư tưởng vì lợi ích chung của đất nước

(PNTĐ) - Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam

(PNTĐ) - Chiều 16/4, tại Hà Nội, Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Việt Nam năm 2025 có chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" chính thức được khai mạc. Hội nghị tập trung vào các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, chung tay xây dựng một thế giới hòa bình, an toàn, bình đẳng, thịnh vượng và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hoàn thành sớm các công việc trước mốc thời gian quy định trên tinh thần là ổn định sớm để phát triển

Hoàn thành sớm các công việc trước mốc thời gian quy định trên tinh thần là ổn định sớm để phát triển

(PNTĐ) - Sáng 16/4/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hơn 1,5 triệu cán bộ, đảng viên tham dự hội nghị trực tiếp và trực tuyến tới 21.000 điểm cầu tại các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp và các điểm cầu cấp huyện, cấp xã trong toàn quốc.