Hội LHPN Hà Nội: Nâng cao hiệu quả mô hình kết nối cung cấp, tiêu thụ sản phẩm an toàn cho phụ nữ

Chia sẻ

Ngày 24/11/2020, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình kết nối cung cấp, tiêu thụ sản phẩm an toàn cho phụ nữ.

Các đại biểu tham dự hội thảoCác đại biểu tham dự hội thảo

Dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Thúy Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - Hội LHPN Việt Nam; Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội; Thạc sỹ Trần Thị Trang - chuyên gia nghiên cứu.

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Thúy Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và phát triển Hội LHPN Việt Nam cho biết: Thực hiện Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình kết nối cung cấp, tiêu thụ sản phẩm an toàn cho phụ nữ” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam chỉ đạo, nhằm đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII về việc xây dựng mô hình kết nối cung cấp, tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ ở cấp Trung ương và địa phương. Qua đó, đề xuất phương hướng, giải pháp trong lĩnh vực kết nối, tiêu thụ sản phẩm của phụ nữ phù hợp. Nghiên cứu sẽ tập trung xem xét tính pháp lý của các cửa hàng/điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm cho phụ nữ do Hội LHPN quản lý; cách thức hoạt động và hiệu quả thực sự của mô hình; đúc kết các bài học kinh nghiệm.

Đồng chíĐồng chí Nguyễn Thúy Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Thời gian qua, Đoàn công tác của Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tiến hành đánh giá tại 4 tỉnh thành là: Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Thọ và Đồng Tháp. Tại các tỉnh, Đoàn công tác đã có các cuộc hội thảo, tọa đàm với các sở ngành, Hội Phụ nữ các cấp; chính quyền địa phương; các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng… mong muốn lắng nghe về mô hình kết nối tiêu thụ sản phẩm do Hội LHPN các quận, huyện chỉ đạo thành lập, hiệu quả hoạt động của các gian hàng; đánh giá của các ngành và chia sẻ kinh nghiệm của các mô hình tương tự. Từ kết quả của các tỉnh thành, Đoàn công tác sẽ  tổ chức các cuộc tham vấn cấp Trung ương.

Đồng chí PhạmĐồng chí Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội tiếp thu các ý kiến trao đổi tại hội thảo. Thời gian tới, Hội LHPN Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền vận động thực hiện kết nối cung cấp, tiêu thụ sản phẩm an toàn cho phụ nữ.

Báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động kết nối cung cấp, tiêu thụ sản phẩm an toàn cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Hường - Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế cho biết: Trong những năm qua, cùng với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động lớn và nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, hoạt động kết nối cung cấp, tiêu thụ sản phẩm an toàn cho phụ nữ đã được các cấp Hội PN Hà Nội quan tâm thực hiện, coi đây là nội dung hoạt động góp phần hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ và gia đình.

Cụ thể trong công tác tuyên truyền, hàng năm Hội LHPN Hà Nội tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo, hội thi tuyên truyền kiến thức về an toàn thực phẩm; đồng thời chủ động tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội và phụ nữ về các chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; phối hợp các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng sản xuất kinh doanh theo hướng an toàn; hỗ trợ hướng dẫn, đăng ký kinh doanh, in nhãn mác, bao bì sản phẩm, đăng ký mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc.

Các cấp Hội phối hợp tổ chức truyên truyền sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (0C0P)…. Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn về Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong tuyên truyền, vận động sản xuất kinh doanh nông sản an toàn và kết nối tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia của hàng ngàn cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia….

Đồng chí Tạ Văn TườngĐồng chí Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội  đưa ra một số giải pháp như: Tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị. 

Hàng năm, Hội PN tổ chức các hoạt động tập huấn, hội thảo, hội thi tuyên truyền các kiến thức về an toàn thực phẩm. Năm 2020, các cấp Hội LHPN Thành phố đã hỗ trợ thành lập được 5 hợp tác xã, 6 tổ hợp tác và 14 tổ liên kết về sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm do phụ nữ quản lý. Cùng với đó, đa dạng các hình thức kết nối, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm an toàn của phụ nữ trên địa bàn thành phố…Các cấp Hội còn tổ chức các tuần lễ trưng bày, giới thiệu sản phẩm kết nối tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, HTX do nữ làm chủ; Phối hợp tổ chức các phiên chợ sản phẩm an toàn cấp thành phố và quận, huyện; tổ chức giao lưu, ký kết tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ một số tỉnh thành như: Hòa Bình, Bắc Kạn, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng…Các cấp Hội phối hợp với công ty TNHH thực phẩm sạch Organic Geen tổ chức 141 điểm phân phối các thực phẩm sạch trên địa bàn 12 quận nội thành tới người tiêu dùng.

Đồng chí Nguyễn Thị Hường - Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế phát biểu tại hội thảoĐồng chí Nguyễn Thị Hường - Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế phát biểu tại hội thảo

Bên cạnh đó, Hội LHPN các cấp thành lập nhiều mô hình hiệu quả về thực hiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm được các cấp Hội PN duy trì và nhân rộng như: Chi hội phụ nữ thay đổi hành vi trong an toàn thực phẩm”, “Tổ phụ nữ sản xuất kẹo an toàn thực phẩm”, “An toàn thực phẩm trong chế biến bánh đa”, “Nuôi gà an toàn sinh học”, các mô hình sản xuất sạch, tiêu dùng sạch…

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn cũng như đánh giá các cơ chế, chính sách và đề xuất phương hướng, giải pháp phù hợp trong lĩnh vực kết nối, tiêu thụ sản phẩm an toàn cho phụ nữ... Trong đó, nhiều đại biểu đưa ra giải pháp là: Đẩy mạnh công tác kết nối, xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm của  chuỗi liên kết đã được xây dựng; tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ hội viên phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, đặc biệt sẽ tập trung phối hợp với các phòng, ban chức năng của UBND quận, huyện để thực hiện có hiệu quả đề án hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp, hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn pháp lý để chị em đăng ký sở hữu trí tuệ, thương hiệu sản phẩm của mình, kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững; Thúc đẩy hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các mô hình, các sản phẩm nông sản an toàn trên hệ thống truyền thông, đặc biệt là trên mạng xã hội…

Đồng chí Nguyễn Thị Hảo - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợĐồng chí Nguyễn Thị Hảo - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển phụ nữ Hà Nội cho biết: Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội mở 2 điểm hỗ trợ giới thiệu tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ tại 37 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội và số 1 Hoàng Văn Thụ , Hà Đông thường xuyên giới thiệu các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm thực phẩm an toàn.

Tiếp thu các ý kiến trao đổi tại hội thảo, thời gian tới, LHPN Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền vận động thực hiện kết nối cung cấp, tiêu thụ sản phẩm an toàn cho phụ nữ gắn với thực hiện các cuộc vận động, nhất là cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong hội viên, phụ nữ; tăng cường tuyên truyền, vận động ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…Cùng với đó, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm, về cơ chế, chính sách liên quan đến liên kết chuỗi tới người sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn hội viên, phụ nữ và người tiêu dùng chấp hành tốt quy định pháp luật, nhận diện, lựa chọn và tin dùng sản phẩm an toàn; tăng cường nắm bắt nhu cầu của hội viên phụ nữ, phụ nữ mới khởi nghiệp; hỗ trợ thành lập và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ; tiếp tục khai thác và quản lý tốt các nguồn vốn hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế…

Bài và ảnh THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funam Techo

(PNTĐ) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

Tối 5/5, cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại 5 điểm cầu

(PNTĐ) - Tối ngày 5/5, tại TP Điện Biên Phủ, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TPHCM. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự sự kiện tại điểm cầu TPHCM. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Thủ đô Hà Nội) là 1 trong 5 điểm cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở

(PNTĐ) - Chiều 4/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Tham gia tiếp xúc cử tri còn có các đại biểu Quốc hội: Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Phạm Thị Thanh Mai, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố.